TAILIEUCHUNG - Sếp chán việc

Cấp trên của bạn đi muộn về sớm, không kiểm tra e-mail, chơi điện tử vài tiếng đồng hồ trong giờ làm và phớt lờ những câu hỏi liên quan tới công việc. Bạn cáu tiết vì vô số vấn đề không được xử lý khiến công việc trở nên bế tắc. Dưới đây là những cách để nhân viên đối phó với những nhà quản lý bê trễ vì không còn hứng thú với công việc. | Sêp chán việc Cấp trên của bạn đi muộn về sớm không kiểm tra e-mail chơi điện tử vài tiếng đồng hồ trong giờ làm và phớt lờ những câu hỏi liên quan tới công việc. Bạn cáu tiết vì vô số vấn đề không được xử lý khiến công việc trở nên bế tắc. Dưới đây là những cách để nhân viên đối phó với những nhà quản lý bê trễ vì không còn hứng thú với công việc. Tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra Các nhà quản lý cũng có những giai đoạn thay đổi tâm trạng giống như mọi người. Vì thế trước tiên bạn nên tìm hiểu tại sao sếp lại tỏ ra không quan tâm tới công việc. Rất có thể sếp đang phải giải quyết một tình huống mang tính tạm thời như rắc rối hôn nhân người thân mắc bệnh nặng. Nhưng trong nhiều trường hợp sếp đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng hơn. Một số nhà quản lý chán việc vì họ kiệt sức song nhiều người khác buông xuôi vì họ mất động cơ phấn đấu. Cố gắng giúp đỡ sếp Chẳng có gì tồi tệ hơn khi phải làm việc dưới trướng một nhà quản lý chán việc. giáo sư Robert I. Sutton - một chuyên gia về khoa học quản lý tại Đại học Stanford Mỹ - nói Những vị sếp không còn hứng thú với công việc sẽ làm giảm động cơ làm việc và khí thế của nhân viên. Thái độ chán nản của họ có thể lây lan như bệnh dịch . Nhưng cho dù phản đối thái độ làm việc của sếp thì chúng ta cũng không nên bàn tán điều đó với những người khác hoặc thốt ra những câu châm biếm hay xúc phạm. Thay vào đó bạn hãy tìm kiếm cơ hội để giúp đỡ cấp trên. Nhiều nhà quản lý chán việc sẵn sàng trao bớt trách nhiệm cho cấp dưới. Vì thế nếu sếp đang quản lý một dự án bạn hãy đề nghị được chia sẻ gánh nặng. Thái độ của bạn chẳng những làm giảm áp lực cho sếp mà còn tạo ra cảm giác tốt đẹp về bạn trong tâm trí mọi người kể cả sếp. Nhưng bạn nên cẩn thận khi yêu cầu giúp đỡ sếp. Một nguyên tắc mà mọi nhân viên đều phải nhớ là Đừng bao giờ vượt qua ranh giới của bạn hoặc đe dọa vị trí của sếp. Nhà quản lý nào đó có thể chán việc nhưng quyền hành vẫn nằm trong tay họ nếu họ chưa thôi việc. Hành động quyết liệt hơn Nếu những biện pháp trên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.