TAILIEUCHUNG - HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH (Kỳ 3)

Triệu chứng khách quan a) Rung giật nhãn cầu (nystagmus): là triệu chứng chủ yếu Rung giật nhãn cầu nhãn cầu do nguyên nhân tiền đình thường đánh theo nhịp. Đó là cử động của nhãn cầu theo nhịp gồm sự nối tiếp nhau giữa hai pha: pha chậm đưa nhãn cầu sang một phía (do tác động của hệ tiền đình), kế đến là pha nhanh đưa nhãn cầu theo chiều ngược lại, đưa mắt về vị trí nghỉ ngơi (do tác động của chất lưới cầu não). Khi có triệu chứng rung giật nhãn cầu, chúng ta. | HÔI CHỨNG TIỀN ĐÌNH Kỳ 3 BS LÊ TỰ PHƯƠNG THẢO 2 Triệu chứng khách quan a Rung giật nhãn cầu nystagmus là triệu chứng chủ yếu Rung giật nhãn cầu nhãn cầu do nguyên nhân tiền đình thường đánh theo nhịp. Đó là cử động của nhãn cầu theo nhịp gồm sự nối tiếp nhau giữa hai pha pha chậm đưa nhãn cầu sang một phía do tác động của hệ tiền đình kế đến là pha nhanh đưa nhãn cầu theo chiều ngược lại đưa mắt về vị trí nghỉ ngơi do tác động của chất lưới cầu não . Khi có triệu chứng rung giật nhãn cầu chúng ta cần xác định hướng chiều và mức độ của nó. Hướng direstion Rung giật nhãn cầu tiền đình được gọi tên theo hướng đánh nhanh vì chiều này được thấy rõ nhất khi khám lâm sàng. Có thể là rung giật nhãn cầu ngang dọc hoặc xoay tròn cùng chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ hoặc rung giật nhãn cầu hỗn hợp ngang -xoay tròn . Hướng của rung giật nhãn cầu phụ thuộc vào vòng bán khuyên bị kích thích tức là phụ thuộc vào vị trí của đầu trong lúc khám bệnh. Rung giật nhãn cầu được tạo ra lúc đầu là do sự di chuyển của nội dịch pha chậm của rung giật nhãn cầu đánh theo hướng của dòng nội dịch. Chóng mặt là hiện tượng bù trừũ theo hướng ngược lại hướng pha nhanh của rung giật nhãn cầu Chiều sens sang P sang T đối với nystagmus ngang lên trên xuống dưới đối với nystagmus dọc cùng chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ đối với nystagmus xoay tròn. Mức độ Độ I xuất hiện nystagmus có chiều đánh cùng chiều với phía mà mắt liêc sang bên đó. Ví dụ nystagmus đánh sang P khi mắt liếc sang P . Độ II nystagmus xuất hiện cả khi mắt ở đường giữa. Độ III nystagmus đánh sang chiều ngược lại với phía mà mắt liếc sang. Ví dụ nystagmus đánh sang T khi mắt liếc sang P . b Rối loạn thăng bằng Các rối loạn tĩnh trạng chú ý đến sự di lệch của thân trục cơ thể sự di lệch này đi theo hướng của dòng nội dịch. Dấu Romberg khi BN đứng hai chân khép lại ta sẽ thấy thân mình BN nghiêng về một bên hiếm hơn là nghiêng ra phía trước hoặc phía sau nhưng thuờng là cùng một phía đối với một BN. Rối loạn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.