TAILIEUCHUNG - Nguồn cội của pháp quyền

Có lẽ, người Việt nam đầu tiên nói đến pháp quyền là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1919 trong Bản yêu sách gửi đến hội nghị Vecxây, yêu sách thứ 7 được Người đề ra là pháp quyền. Sau này, yêu sách đó được Bác thể hiện thành lời ca: "Bảy xin Hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp quyền" (Yêu cầu ca, Báo Nhân dân, ngày 30/01/77). Điều dễ nhận thấy là Bác đã không đưa ra yêu sách về một "Nhà nước pháp quyền", mà chỉ về "pháp quyền". Thế thì, cái chúng. | Nguồn cội của pháp quyền Bảy xin Hiến pháp ban hành Trăm điều phải có thần linh pháp quyền . Hồ Chí Minh Có lẽ người Việt nam đầu tiên nói đến pháp quyền là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1919 trong Bản yêu sách gửi đến hội nghị Vecxây yêu sách thứ 7 được Người đề ra là pháp quyền. Sau này yêu sách đó được Bác thể hiện thành lời ca Bảy xin Hiến pháp ban hành Trăm điều phải có thần linh pháp quyền Yêu cầu ca Báo Nhân dân ngày 30 01 77 . Điều dễ nhận thấy là Bác đã không đưa ra yêu sách về một Nhà nước pháp quyền mà chỉ về pháp quyền . Thế thì cái chúng ta cần là một nền pháp quyền hay là một Nhà nước pháp quyền Thực ra thuật ngữ Nhà nước pháp quyền có thể đã được dịch từ tiếng nước ngoài nên không thật sáng tỏ về mặt khái niệm. Thuật ngữ tương ứng trong tiếng Nga là pravavoe goxudarstvo . Hiện nay theo nhận thức của đa số người Việt chúng ta Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. So với việc quản lý xã hội bằng mệnh lệnh hành chính cách hiểu này là một tiến bộ to lớn trong tư duy pháp lý của người Việt. Tuy nhiên pháp quyền là một cái gì đó vĩ đại và tốt đẹp hơn như thế rất nhiều. Trong tiếng Anh không có khái niệm Nhà nước pháp quyền . Thay vào đó các nước theo truyền thống Anh - Mỹ chỉ nói đến pháp quyền mà thôi. Hai từ Nhà nước thậm chí không được nhắc tới trong thuật ngữ này. Chính vì vậy khi dịch khái niệm Nhà nước pháp quyền của ta sang tiếng Anh bạn buộc lòng phải biến nó thành một thứ dài lê thê như sau Nhà nước bị điều chỉnh bới pháp quyền . Vấn đề cốt lõi của pháp quyền là pháp luật về quyền. Pháp luật phân định và bảo vệ các quyền quyền của các công dân và quyền của Nhà nước quyền của các nhánh quyền lực Nhà nước như lập pháp hành pháp và tư pháp. Trong tiếng Pháp khái niệm Nhà nước pháp quyền còn được thể hiện rõ hơn thành Nhà nước của quyền . Tư duy pháp lý bao trùm ở đây là quan hệ xã hội được xây dựng trên cơ sở của các quyền. Quyền của chủ thể này có thể là nghĩa vụ của chủ thế khác. Pháp luật điều chỉnh và phân định các quyền này.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.