TAILIEUCHUNG - Sản xuất và chế biến quặng titan ở Việt Nam

Việt Nam có nguồn tài nguyên quặng titan khá phong phú và được phân bố rộng rãi trên nhiều vùng lãnh thổ. Quặng titan ở Việt Nam có hai loại: quặng gốc và quặng sa khoáng. Các điểm và mỏ quặng gốc titan thường tập trung trong nội địa và phân bố chủ yếu ở hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên. Trong số hơn 10 điểm và mỏ quặng gốc đã được phát hiện, chỉ có mỏ Cây Châm đã được thăm dò và có trữ lượng khoảng 4,83 triệu tấn và trữ lượng dự báo khoảng trên 15. | Sản xuất và chế biến quặng titan ở Việt Nam I. Giới thiệu chung Việt Nam có nguồn tài nguyên quặng titan khá phong phú và được phân bố rộng rãi trên nhiều vùng lãnh thổ. Quặng titan ở Việt Nam có hai loại quặng gốc và quặng sa khoáng. Các điểm và mỏ quặng gốc titan thường tập trung trong nội địa và phân bố chủ yếu ở hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên. Trong số hơn 10 điểm và mỏ quặng gốc đã được phát hiện chỉ có mỏ Cây Châm đã được thăm dò và có trữ lượng khoảng 4 83 triệu tấn và trữ lượng dự báo khoảng trên 15 triệu tấn. Quặng titan sa khoảng phân bố chủ yếu dọc bờ biển Việt Nam còn sa khoáng nội địa có quy mô không đáng kể. Sa khoáng ven bờ biển Việt Nam được phân bố trải dài suốt dọc bờ biển từ Bắc tới Nam. Các khu vực ven biển có sa khoáng được phân bố như sau Vùng Đông Bắc Bắc Bộ các mỏ sa khoáng của vùng này tập trung từ bờ biển Hà Cối đến Mũi Ngọc và rìa phía Nam đảo Vĩnh Thực có đặc điểm là quy mô nhỏ hàm lượng ilmenit tương đối cao. Tổng trữ lượng ilmenit của vùng khoảng 90 ngàn tấn. Ven bờ biển Hải Phòng Thái Bình và Nam Định các mỏ sa khoáng của vùng này có quy mô rất nhỏ. Ven biển Thanh Hóa dọc ven bờ biển Thanh Hóa người ta đã phát hiện được 4 mỏ sa khoáng là Hoàng Thanh Sầm Sơn Quảng Xương và Tĩnh Gia. Các mỏ sa khoáng này có trữ lượng nhỏ nhưng hàm lượng ilmenit tương đối cao đặc biệt chúng có hàm lượng monazit cao hơn so với các vùng khác. Vùng Nghệ An - Hà Tĩnh đây là nơi có tiềm năng lớn nhất về quặng titan ở Việt Nam. Các mỏ sa khoáng vùng này có quy mô từ nhỏ đến lớn. Người ta đã phát hiện 15 mỏ và điểm quặng. Ở các mỏ sa khoáng này ngoài khoáng vật ilmenit trong quặng còn có các khoáng vật có ích khác như ziricon leucoxen monazit và có cả kim loại hiếm là hafini với giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lượng đã được thăm dò của 14 mỏ là hơn 5 triệu tấn ilmenit và 320 ngàn tấn ziricon. Vùng Quảng Bình Quảng Trị khu vực này có trữ lượng ilmenit là 350 ngàn tấn và ziricon là 68 ngàn tấn. Vùng ven biển Thừa Thiên Huế các mỏ sa khoáng vùng này phân bố .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.