TAILIEUCHUNG - Lý thuyết lập trình cơ bản - Chương I: Các bộ vi điều khiển 8051

Tài liệu tham khảo về lý thuyết lập trình cơ bản trong mục này chúng ta bàn về nhu cầu đối với các bộ vi điều khiển và so sánh chúng với các bộ vi xử lý cùng dạng chung như Pentium và các bộ vi xử lý × 86 khác. | CHƯƠNG I Các bộ vi điều khiển 8051 các bộ vi điều khiển và các bộ xử lý nhúng. Trong mục này chúng ta bàn về nhu cầu đối với các bộ vi điều khiển VĐK và so sánh chúng với các bộ vi xử lý cùng dạng chung như Pentium và các bộ vi xử lý X 86 khác. Chúng ta cùng xem xét vai trò của các bộ vi điều khiển trong thị trường các sản phẩm nhúng. Ngoài ra chúng ta cung cấp một số tiêu chuẩn về cách lựa chọn một bộ vi điều khiển như thế nào. Bộ vi điều khiển so với bộ vi xử lý cùng dùng chung Sự khác nhau giữa một bộ vi điều khiển và một bộ vi xử lý là gì Bộ vi xử lý ở đây là các bộ vi xử lý công dung chung như họ Intell X 86 8086 80286 80386 80486 và Pentium hoặc họ Motorola 680 X 0 68000 68010 68020 68030 68040 . . Những bộ VXL này không có RAM ROM và không có các cổng vào ra trên chíp. Với lý do đó mà chúng được gọi chung là các bộ vi xử lý công dụng chung. a General-Purpose Microcessor CPU RA RO I O Time Seria l COM b Hình Hệ thống vi xử lý được so sánh với hệ thống vi điều khiển. a Hệ thống vi xử lý công dụng chung b Hệ th ống vi điều khiển Một nhà thiết kế hệ thống sử dụng một bộ vi xử lý công dụng chung chẳng hạn như Pentium hay 68040 phải bổ xung thêm RAM ROM các cổng vào ra và các bộ định thời ngoài để làm cho chúng hoạt động được. Mặc dù việc bổ xung RAM ROM và các cổng vào ra bên ngoài làm cho hệ thống cồng cềnh và đắt hơn nhưng chúng có ưu điểm là linh hoạt chẳng hạn như người thiết kế có thể quyết định về số lượng RAM ROM và các cổng vào ra cần thiết phù hợp với bài toán trong tầm tay của mình. Điều này không thể có được đối với các bộ vi điều khiển. Một bộ vi điều khiển có một CPU một bộ vi xử lý cùng với một lượng cố định RAM ROM các cổng vào ra và một bộ định thời tất cả trên cùng một chíp. Hay nói cách khác là bộ xử lý RAM ROM các cổng vào ra và bộ định thời đều được nhúng với nhau trên một chíp do vậy người thiết kế không thể bổ xung thêm bộ nhớ ngoài cổng vào ra hoặc bộ định thời cho nó. Số lượng cố định của RAM ROM trên chíp và số các cổng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.