TAILIEUCHUNG - Chương 8: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Mức sống dân cư của các quốc gia khác nhau, do GDP/dân số khác nhau, mức năng suất lao động khác nhau (các nước G7, OECD - Mức sống cao). - Suốt thế kỷ qua, GDP/dân số của Mỹ tăng bình quân 2%, 2% rất nhỏ, hàm ý sau 35 năm sau thì GDP/dân số của Mỹ tăng gấp 2 lần (Quy tắc 70). | Trong đồ thị trên, độ dốc của đường tổng chi tiêu C+I+G+NX nhỏ hơn độ dốc của đường cầu nội địa C+G+I, điều đó là do sự "rò rỉ" qua nhập khẩu. Giả sử nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng cận biên MPC là 0,75 thì khi GDP tăng 100 USD, chi cho tiêu dùng tăng 75 USD. Nhưng cũng theo giả định trong ví dụ này, xu hướng nhập khẩu biên MPM là 0,10 (nhập khẩu luôn bằng 10% GDP) nên chi tiêu cho nhập khẩu cũng tăng 10 USD. Do đó chi tiêu cho hàng hóa sản xuất trong nước chỉ còn tăng 65 USD mà thôi. Chính vì thế độ dốc của đường chi tiêu giảm từ 0,75 xuống còn có 0,65. Tác động của "rò rỉ" qua nhập khẩu có tác động mạnh đến số nhân của nền kinh tế. Trong nền kinh tế đóng, số nhân là 1/(1-MPC) còn trong nền kinh tế mở, do sự rò rỉ qua nhập khẩu, số nhân chỉ còn 1/(1-(MPC – MPM)). Khi không có ngoại thương, với MPC bằng 0,75 thì số nhân là 1/(1-0,75) = 4; khi có ngoại thương số nhân chỉ còn 1/(1-(0,75 - 0,10)) = 2,857. Từ ví dụ trên có thể dễ dàng suy ra nếu xu hướng nhập khẩu biên là 0,75 thì số nhân là 1 nghĩa là hiệu ứng số nhân đã bị triệt tiêu hoàn toàn bởi rò rỉ qua nhập khẩu.
đang nạp các trang xem trước