TAILIEUCHUNG - Nha Trang

Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong 4 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh cùng với Huế, Đà Lạt và Vinh. | Ngày nay muốn thăm lại chiến khu Đồng Bò, từ trung tâm TP. Nha Trang, du khách xuôi về phía Nam theo Quốc lộ 1A, tới xã Vĩnh Hiệp thuộc ngoại thành thì rẽ trái theo con đường trải đá sơ sài, thuộc địa phận xã Vĩnh Thái, tiến về phía núi. Đi được một đoạn đã thấy hiện ra cảnh đường rừng: nhà cửa thưa dần, khe suối xuất hiện, đường mỗi lúc một thu hẹp, xe cứ phải rẽ những tán lá hai bên đường mà đi. Đến Trảng É là địa điểm dừng xe. Dãy núi Đồng Bò đã gần kề, sừng sững án ngữ phía tay trái. Từ đây, du khách bắt đầu hòa nhập với không khí của những ngày kháng chiến, theo bước chân thoăn thoắt của cô giao liên tìm về căn cứ của cách mạng. Cứ theo lối mòn, rẽ cây vạch lá mà đi, khoảng trên dưới một giờ đồng hồ là đến chân núi hiểm trở, bạn sẽ gặp một dòng chữ lớn biết bằng sơn trắng trên khối đá đồ sộ trước mặt: “Di tích Suối Lùng cách đây ” và mũi tên chỉ hướng. Không có đường, cũng không còn nhận ra lối mòn nữa, từ đoạn này trở đi, toàn men theo vách đá hiểm trở, khi dựng đứng lúc uốn lượn theo sườn núi, cây cối um tùm, khí đá tỏa mát lạnh, tiếng chim kêu, vượn hú khi gần, khi xa Gộp Suối Lùng đây rồi. Đó là một hang đá lớn nằm ngang sườn núi, địa thế vừa cao ráo, sạch sẽ vừa kín đáo, hiểm trở. Phần đá núi phía trên nhô ra như một mái nhà lớn vừa chắn mưa gió vừa che đi phần rộng lớn, sâu thẳm của lòng hang. Nơi đây chính là một trong những căn cứ địa của cơ quan đầu não liên huyện thị Vĩnh Xương - Nha Trang trong kháng chiến. Đúng ra đây không chỉ là một, mà là cả hệ thống gộp đá liên hoàn ẩn mình dưới cây rừng đá núi, nhiều gộp đá cửa vào xa nhau nhưng có đường luồn trong lòng núi để đến với nhau. Có những miệng hang rất kín đáo, khuất nẻo, người lạ mới đến hang này không thể biết có hang khác rất gần đó. Trụ sở văn phòng liên huyện thị, cơ quan Ban Tuyên huấn, nơi làm việc của Thường vụ liên huyện thị, cơ quan quân sự, kinh tài, thanh niên, y tế, an ninh cơ yếu Vĩnh Trang mỗi bộ phận công tác có một gộp đá và khu vực riêng, biệt lập mà vẫn rất gần gũi, gắn bó, có thể liên lạc với nhau trong bất kỳ tình huống nào hoặc hợp đồng chiến đấu khi cần thiết. Có lần trực thăng địch đã "treo chuông" trên đầu, nã cối liên tiếp vào cửa hang, cho quân đổ bộ xuống lùng sục, nhưng rồi chúng cũng đành bất lực, thất bại trở về. Căn cứ cách mạng vẫn tiếp tục được giữ vững trong lòng núi ngay cả trong những ngày tháng gian khổ nhất. Chính ở nơi đây, nơi “Mật khu Đá Hang” này, các lực lượng chính trị, vũ trang ta ngày đêm bung ra hoạt động, đánh địch trên khắp các địa bàn Nha Trang, Vĩnh Xương và một phần Diên Khánh. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đánh vào Nha Trang, một bộ phận quan trọng lực lượng vũ trang của ta đã tập kết tại nơi đây, trước khi xuất phát tiến công vào thành phố. Cũng chính vì vậy, sau đòn nặng nề của cuộc tập kích chiến lược này, kẻ địch hoang mang, cay cú đã tập trung lực lượng càn quét suốt 12 ngày đêm hy vọng có thể quét sạch lực lượng ta ở “Mật khu Đá Hang”. Trong trận càn lớn do chính tên Thiếu tướng Đoàn Văn Quảng, Tư lệnh lực lượng đặc biệt Khánh Hòa chỉ huy, chúng đã dùng chiến thuật "trực thăng vận” đổ lực lượng biệt kích ngụy phối hợp với quân Đại Hàn của Sư đoàn Bạch Mã nổi tiếng thiện chiến và ác ôn, giở những ngón đòn ác hiểm nhất vẫn không sao tiêu diệt được căn cứ địa thần thánh của cách mạng ngay trước mũi chúng.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.