TAILIEUCHUNG - Akio Morita Và Sony - Kiến Tạo Nền Giải Trí Tương Lai. phân 2

" Khi sinh ra, bạn khóc còn mọi người đều cười. Sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người đều khóc trong khi mỗi mình bạn cười " - có một câu thành ngữ mà dẫu nhiên nhiều năm qua rồi, nhiều người dân Nhật vẫn thỉnh thoảng nhớ lại khi nhìn thấy một cái tivi mang nhãn hiệu Sony. Họ, những con người hết sức bình thường ấy, hầu hết chưa một lần gặp gỡ người cha của tập đoàn Sony Akio Morita. Nhưng với họ, ông chiếm một vị trí quan trọng, thật quan trọng trong lòng. | Năm 1914 Philips thiết lập một phòng nghiên cứu để khảo sát các hiện tượng hóa-lý và đưa ra những biện pháp canh tân trong sản xuất. Bốn năm sau hãng cho ra đời dụng cụ sử dụng tia X trong y khoa và năm 1925 bắt đầu những thử nghiệm đầu tiên về vô tuyến truyền hình. Năm 1927 hãng bắt đầu sản xuất máy thu thanh gọi tắt là radio và chỉ năm năm sau đã bán được 1 triệu chiếc. Năm 1939 khi Thế chiến thứ hai bùng nổ thì Philips đã có công nhân trên khắp thế giới. Ngày Ban giám đốc hãng được tin ngày hôm sau Đức Quốc xã sẽ tấn công Hà Lan. Họ quyết định bay sang Mỹ mang theo một khoản vốn lớn. Tại đất nước bình yên này họ tiếp tục việc sản xuất trong suốt thời gian Thế chiến tiếp diễn. Sau khi chiến tranh chấm dứt Ban giám đốc Philips cùng công nhân viên trở về Hà Lan đặt trụ sở ở Eindhoven. Trước đó bao nhiêu dụng cụ sản xuất đều được khóa kỹ và cất giấu cẩn thận nên việc hồi phục sản xuất diễn ra nhanh chóng. Có dư luận cho rằng trước và trong chiến tranh Philips đã cung ứng cho quân chiếm đóng Đức nhiều thiết bị điện đã hợp tác với địch như nhiều hãng sản xuất khác song không có chứng cứ nào về điều này. Vả lại trong gia đình Philips chỉ có một người duy nhất ở lại Hà Lan trong thời gian Đức chiếm đóng là Frits Philips thì chính ông này đã cứu mạng sống của 382 người Do Thái bằng cách chứng minh cho quân Đức thấy là họ rất cần cho việc sản xuất 68 AKIO MORITA SONY tại hãng. Có lẽ cũng chính chi tiết này dẫn đến sự suy diễn là Philips hợp tác với địch. Dù thế nào thì cũng không thể phủ nhận danh tiếng lẫy lừng của radio Philips trong những thập niên 1940-1950. Nói đến Philips người ta nghĩ ngay đến những chiếc radio xinh xắn trang bị từ một đến bốn năm bóng đèn điện tử. Morita dừng chân ở sân ga Eindhoven nơi sừng sững pho tượng tiến sĩ Philips người sáng lập ra thương hiệu lừng lẫy này trong ông bỗng tràn ngập một niềm xúc động lạ lùng. Từ một mảnh đất yên bình của Hà Lan ngài Philips đã ghi tên mình vào lịch sử thế giới bởi những sản phẩm chất lượng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.