TAILIEUCHUNG - Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Bài viết Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập trình bày các vấn đề: Phát triển điểm đến du lịch trong bối cảnh hội nhập; Quá trình hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam; Những vấn đề đặt ra với du lịch Việt Nam trong hội nhập quốc tế; Một số giải pháp góp phần tăng cường hội nhập của du lịch Việt Nam. | PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Phạm Trung Lương VIETNAM TOURISM DEVELOPMENT IN THE CONTEXT OF INTEGRATION Abstract Tourism integration is an inevitable trend in the development of destinations and the development of Vietnam tourism industry today is automatically considered as an destination on the tourist map of the region and the world. This paper presents the problems Development of tourist destinations in the context of integration Vietnam tourism in the process of international integration The raised issues in regard to Vietnam tourism in the international integration Some solutions is to enhance the integration of Vietnam tourism. 1. Phát triển điểm đến du lịch trong bối cảnh hội nhập Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan bởi động lực của quot toàn cầu hóa quot là sự phát triển của lực lượng sản xuất mà lực lượng sản xuất thì không ngừng lớn mạnh. Ðây là quy luật chung nhất cho mọi thời đại mọi chế độ xã hội. Toàn cầu hoá được nói đến ở đây trước hết và chủ yếu là toàn cầu hoá kinh tế mà thể hiện cụ thể chính là hội nhập kinh tế - một xu thế khách quan cuốn hút ngày càng nhiều quốc gia nhiều thể chế tham gia trong đó có Việt Nam. Hội nhập kinh tế theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở rộng mạng lưới giao thông thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa rộng lớn mà La Mã chiếm đóng và áp đặt đồng tiền La Mã trong hoạt động phát triển kinh tế ở những nơi này. Hội nhập kinh tế hiểu theo một cách chặt chẽ hơn là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế với nhau. Khái niệm này được Béla Balassa đề xuất từ thập niên 1960 và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách. Nói rõ hơn hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc một mặt gắn nền

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.