TAILIEUCHUNG - Vài nét về lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt

Bài viết "Vài nét về lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt" miêu tả cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt cùng một số vấn đề liên quan đến nghĩa của câu theo 3 giai đoạn: giai đoạn trước năm 1945, giai đoạn từ sau năm 1945 đến những năm 80 và giai đoạn từ những năm 90 trở lại đây. Mời các bạn cùng tham khảo. | VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÚ PHÁP TIẾNG VIỆT PGS TS Nguyễn Văn Hiệp. Đại học KHXH amp NV Hà Nội Tác giả gửi riêng cho Vietlex. Bài đã đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ Số 10-2002 đây là bản bổ sung Lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt cũng như lịch sử các môn khoa học khác bao giờ cũng là một sự phát triển liên tục. Tuy nhiên ta có thể có thể tạm chia ra làm 3 giai đoạn lớn căn cứ vào sự xuất hiện và tồn tại của những khuynh hướng nổi trội cùng với những tác giả công trình tiêu biểu. Ba giai đoạn đó là giai đoạn trước năm 1945 giai đoạn từ sau 1945 đến những năm 80 và giai đoạn từ những năm 90 trở lại đây. Sự phân chia giai đoạn như vậy chỉ là tương đối tuy nhiên chúng tôi sẽ cố gắng trong mức cao nhất có thể bằng những ví dụ và phân tích cụ thể biện minh cho sự phân chia này. Ở mỗi giai đoạn như vậy chúng tôi tập trung vào các khuynh hướng và cách tiếp cận tiêu biểu với những miêu tả riêng về cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt cùng một số vấn đề liên quan đến nghĩa của câu. Có lẽ những trình bày đầu tiên về cú pháp tiếng Việt là những ghi chú sơ sài về từ loại vai trò của trật tự từ. trong những từ điển đối chiếu mà các học giả phương tây biên soạn. Với con mắt nhìn của họ tiếng Việt có mấy đặc trưng nổi bật i từ không biến đổi hình thái khi được sử dụng trong câu không có cơ sở hình thái học để xác định từ loại và do đó có thể xem tiếng Việt là một ngôn ngữ không có từ loại ii trật tự từ trong câu đóng một vai trò rất quan trọng quyết định đến việc hiểu nghĩa của câu. Chẳng hạn trong chương 8 của Báo cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông kinh được in trong cuốn Từ điển An Nam-Lusitan-Latinh của Rhodes xuất bản tại Rome năm 1651 tác giả có những ghi chú được trình bày dưới dạng các luật về chức năng của từ trong câu tiếng Việt như sau Luật thứ nhất chủ từ phải đi trước động từ bằng không nó không còn là chủ từ của động từ ấy nữa . Luật thứ hai danh từ theo sau động từ là bổ sung của động từ ấy . . Luật thứ tư trong hai danh từ đặt liền nhau thì tiếng thứ hai .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.