TAILIEUCHUNG - Điều tra nguồn lợi của một số loài rong biển ở ven bờ biển Thuận An – Thừa Thiên Huế

Việc nghiên cứu thành phần loài khá nhiều, tuy nhiên đánh giá nguồn lợi của rong biển tại Thừa Thiên Huế nói chung và Thuận An nói riêng lại ít được nghiên cứu. Vì vậy, đề tài: “Điều tra nguồn lợi của một số loài rong biển ở ven bờ Thuận An - Thừa Thiên Huế” sẽ có thêm nguồn dữ liệu trong việc đánh giá và sử dụng nguồn lợi rong biển có hiệu quả tại vùng biển này. | ĐIỀU TRA NGUỒN LỢI CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở VEN BỜ BIỂN THUẬN AN THỪA THIÊN HUẾ LÊ KHÁNH VŨ TRẦN THỊ THU HUYỀN LÊ THỊ THANH DIỆU Khoa Sinh học 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rong biển marine algae là các thực vật dạng tản Thallus cơ thể gồm một hay nhiều tế bào tập hợp với nhau tạo thành. Rong biển phân bố ở vùng cửa sông các đầm nước lợ vùng triều hay các vùng biển sâu. Chúng có vai trò quan trọng trong nguồn lợi sinh vật biển ngày càng được con người khai thác nuôi trồng và sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thực phẩm công nghệ Sản lượng kinh tế hàng năm trên thế giới đạt khoảng 4 triệu tấn rong tươi. Các nước sản xuất nhiều nhất hiện nay là Philippin Indonesia Trung quốc Nhật Bản Việt Nam có nguồn lợi rong biển rất đa dạng và phong phú. Tổng số loài rong biển sống dọc bờ biển Việt Nam các đảo và các dải đá ngầm có khoảng 638 loài trong đó Rhodophyta 229 loài Phaeophyta 120 loài Chlorophyta 150 loài Cyanobacteria 76 loài và 14 loài cỏ biển Nguyễn Hữu Dĩnh 1998 . Trong số này khoảng 200 loài rong biển có khả năng sử dụng trong đó có 60 loài được sử dụng làm thực phẩm thức ăn gia súc phân bón và chế biến các chất keo. Việc nghiên cứu thành phần loài khá nhiều tuy nhiên đánh giá nguồn lợi của rong biển tại Thừa Thiên Huế nói chung và Thuận An nói riêng lại ít được nghiên cứu. Vì vậy đề tài Điều tra nguồn lợi của một số loài rong biển ở ven bờ Thuận An - Thừa Thiên Huế sẽ có thêm nguồn dữ liệu trong việc đánh giá và sử dụng nguồn lợi rong biển có hiệu quả tại vùng biển này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . Phương pháp ngoài thực địa - Thu mẫu trực tiếp ở ven bờ khu vực Cồn Tè - Thuận An trong đầm phá ao nuôi. . - Thu mẫu qua hoạt động đánh bắt của ngư dân. - Điều tra phỏng vấn ngư dân ghi chép số liệu những loài rong bắt gặp được có đầy đủ bộ phận để xác định thành phần loài. . Phương pháp trong phòng thí nghiệm - Bảo quản xử lý mẫu. - Xác định thành phần loài Phân loại các mẫu rong thu được theo phương pháp so sánh hình thái. Các tài liệu chính Phạm Hoàng Hộ 2001 Nguyễn Hữu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.