TAILIEUCHUNG - Giáo trình Địa phương học
Địa phương là một đơn vị lãnh thổ xác định về mặt không gian, một bộ phận của một quốc gia thống nhất. Khái niệm địa phương hay vùng, theo quan điểm cổ điển, vùng là một trạng thái tổ chức chặt chẽ được thể hiện ở cảnh quan, thể hiện quan hệ ổn định giữa các sự kiện nhân văn và môi trường tự nhiên. Theo quan điểm chức năng, vùng là một cấu trúc, có một trung tâm chỉ huy điều tiết với tư cách là một yếu tố cơ bản của vùng | - Tuyến sông Cả và các phụ lưu, chi lưu của hệ thống sông này đều nằm ở Nghệ Tĩnh với nhiều cửa biển (cửa Thới, cửa Vạn phía Bắc Cửa Lò). Sông Cấm đổ ra Cửa Lò là chi lưu quan trọng của sông Cả Quan trọng hơn cả là sông Cả, nối với kênh Sắt ở phía Bắc, với sông Con, sông Lam, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố rồi với sông Nghèn để đi vào sông Rào Cái và sông Rác. Đây là tuyến đường sông khá phức tạp nối vùng giàu lúa gạo, gia súc, hải sản với miền núi giàu tài nguyên lâm sản. Trên đoạn này có các cửa biển và cảng quan trọng. Đó là Cửa Lò trên sông Cấm, cách Vinh 20 km về phía Đông Bắc, cảng Cửa Lò là cảng biển quan trọng nhất của Nghệ An, Cửa Hội với cảng Bến Thuỷ trên sông Cả, nằm ở ngoại vi thành phố Vinh, cảng Đỏ Diệm trên sông Nghèn, cách Cửa Sót trên 10 km, cạnh vùng mỏ sắt Thạch Khê, mỏ sắt lớn nhất của vùng. Vào trong có Cửa Nhượng chỉ tàu nhỏ mới cập bến được. đây là tuyến đường sông và đường ven biển quan trọng của vùng. Luồng vận tải hàng hoá vật tư với khối lượng đáng kể (gỗ, tre nứa, hoa quả, lạc.) xuôi về các thị trấn phía duyên hải và xuất ra khỏi vùng. Trong khi đó, nước mắm, muối, lương thực, hàng công nghệ lại ngược lên trung du và miền núi. Việc đi lại trên sông phụ thuộc vào nhịp triều, còn vùng ven biển phụ thuộc vào gió mùa, hoặc gió đất và gió biển.
đang nạp các trang xem trước