TAILIEUCHUNG - Ảnh báo chí: Mỗi khuôn hình là một lát cắt cuộc đời

Tham gia giảng dạy có nhà nhiếp ảnh Mỹ gốc Việt: Nick Út. Tên thật là Huỳnh Công Út, Nick làm việc cho hãng tin Mỹ AP từ năm 16 tuổi (1966). Ngày 8/6/1972, sau khi chụp ảnh cuộc càn quét của lính miền Nam Việt Nam tại một làng quê ở Trảng Bàng, Tây Ninh, Nick sắp trở về Sài Gòn. | Ảnh báo chí Mỗi khuôn hình là một lát cắt cuộc đời Itừ chuyện của Út. Tham gia giảng dạy có nhà nhiếp ảnh Mỹ gốc Việt Nick Út. Tên thật là Huỳnh Công Út Nick làm việc cho hãng tin Mỹ AP từ năm 16 tuổi 1966 . Ngày 8 6 1972 sau khi chụp ảnh cuộc càn quét của lính miền Nam Việt Nam tại một làng quê ở Trảng Bàng Tây Ninh Nick sắp trở về Sài Gòn. Bỗng mấy chiếc máy bay lao tới và ném xuống bốn trái bom napal. Lửa bùng lên sau một nhà thờ Cao Đài từ đó chạy ra một đoàn người một bà già bế đứa cháu đã chết cháy mấy em nhỏ bị bỏng loang lổ trong đó có cô bé Nguyễn Thị Kim Phúc trần truồng da lột ra từng mảng. Chiếc máy ảnh Leica M4 của Út bấm liên tiếp và hôm sau các tờ báo lớn đều đăng tấm ảnh sau này trở thành một trong những tác phẩm kinh điển về ảnh báo chí Trên đường những đứa trẻ bị bỏng đang gào khóc phía sau một đám lính cầm súng lạnh lùng vô cảm sau nữa một làng quê chìm trong lửa khói. Bức ảnh đã gây xôn xao toàn thế giới. Tim Page cựu phóng viên chiến trường người Anh người sáng lập IMMF tác giả bộ sách ảnh Hồi niệm nổi tiếng nói Những bức ảnh chiến tranh dù chụp từ phía nào đi nữa cuối cùng đều phản đối chiến tranh . Bức ảnh sau đó được giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới và Pulitzer giải thưởng báo chí danh giá nhất thế giới. Nick Út nay chuyển sang các vấn đề liên quan đến luật pháp thể thao. Thay vì sử dụng 5 chiếc máy như khi chụp Kim Phúc Út dùng máy ảnh điều khiển từ xa chụp trái banh bay vào gôn thuê trực thăng chụp trang trại của M. Jackson khi ngôi sao nhạc pop này bị kiện ra tòa. Nick ngạc nhiên khi biết ở Việt Nam vẫn còn có những phóng viên như lão nhà báo Phan Sang chẳng hạn về hưu mà vẫn chụp đá bóng bằng chiếc Canon FTb since 1970 đã quá tuổi hưu. Làng ảnh Việt Nam cũng để lại những câu chuyện nghề thú vị Chính trong cuốn Hồi niệm nơi tập hợp ảnh của các phóng viên đã chết trong cuộc chiến tranh Đông Dương có tấm ảnh của Thế Đính tự chụp bóng mình ở trang kết thúc. Khi sách công bố có một ông Thế Đính tất nhiên là còn sống ở Hải Phòng nhận đó là ảnh

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.