TAILIEUCHUNG - CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC HỌC ÔTÔ

Các loại bán kính bánh xe Bán kính thiết kế: Được xác định theo kích thước tiêu chuẩn, ký hiệu là ro Ví dụ lốp có ký hiệu B – d thì ro | CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC HỌC ÔTÔ I. KHÁI NIỆM VỀ BÁNH XE Các loại bán kính bánh xe Bán kính thiết kế: Được xác định theo kích thước tiêu chuẩn, ký hiệu là ro Ví dụ lốp có ký hiệu B – d thì ro = .25,4 mm Bán kính tĩnh: Được đo bằng khoảng cách từ tâm trục bánh xe đến mặt phẳng của đường khi bánh xe đứng yên và chịu tải trọng thẳng đứng, ký hiệu là rt . Bán kính động lực học: Được đo bằng khoảng cách từ tâm trục bánh xe đến mặt phẳng của đường khi bánh xe lăn, ký hiệu rd. Bán kính này phụ thuộc tải trọng thẳng đứng, áp suất không khí trong lốp, moment xoắn Mk, hoặc là moment phanh Mp và lực ly tâm khi bánh xe quay. Bán kính lăn: được xem là bán kính giả định, ký hiệu r1. Bánh xe giả định này không bị biến dạng khi làm việc, không bị trược lết, trược quay thì có cùng tốc độ tịnh tiến và tốc độ quay như bánh xe thực tế. Bán kính làm việc trung bình: trong tính toán thường sử dụng bán kính bánh xe có kể đến biến dạng của lốp do ảnh hưởng các thông số kể trên. Bán kính này so với thực tế sai lệch không lớn, được gọi là bán kính làm việc trung bình. Ký hiệu rb rb = × ro ro : bán kính thiết kế của xe. : hệ số kể đến sự biến dạng của lốp Lốp áp suất thấp = 0,930÷0,935 Lốp áp suất cao = 0,945÷0,950 II. ĐỘNG LỰC HỌC BÁNH XE BỊ ĐỘNG Ôtô chuyển động, bề mặt lốp tiếp xúc với đường tạo thành một vùng tiếp xúc sẽ xuất hiện các phản lực riêng phần từ đường tác dụng lên bánh xe, gọi là các phản lực của đường và được biểu thị như sau: Phản lực pháp tuyến thẳng góc với mặt đường ký hiệu Z1 Phản lực tiếp tuyến tác dụng trong mặt phẳng bánh xe, ký hiệu Pf1 Phản lực ngang vuông góc với mặt phẳng bánh xe, ký hiệu Y Ngoài ra, bánh xe còn chịu tác dụng: Tải trọng thẳng đứng Gb1 Lực đẩy từ khung tác dụng lên trục bánh xe Px. 1) Động lực học bánh xe đàn hồi lăn trên đường cứng: Khi bánh xe lăn, sự biến dạng của phần trước lốp đi vào khu vực tiếp xúc với mặt đường sẽ lớn hơn so với phần sau đi ra khỏi khu vực tiếp xúc. Vì vậy các phản lực riêng ở phần phía trước của tiếp xúc sẽ lớn hơn so với phần phía sau, đây chính là nguyên nhân làm cho hợp lực Z dịch chuyển về phía trước một khoảng a. Xác định lực cản lăn và hệ số cản lăn như sau: = Px = Z1. = Gb1. Với rd bán kính động lực học bánh xe a1 khoảng cách lực Z1 đến tâm trục bánh xe. 2) Động lực học bánh xe cứng lăn trên đường mềm Bánh xe không biến dạng, mặt đường biến dạng Mặt đường biến dạng và tạo thành vết lún 3) Động lực học bánh xe đàn hồi lăn trên mặt đường biến dạng Bánh xe và đường đều biến dạng, độ biến dạng của lốp và mặt đường đều nhỏ hơn trong các trường hợp trên. 4) Biến dạng của bánh xe đàn hồi khi chịu lực ngang Các bánh xe đàn hồi lăn trên đường, khi chịu tác dụng của các ngoại lực theo phương ngang sẽ bị thay đổi quỹ đạo chuyển động. Khi không chịu tác dụng của lực theo phương ngang, các bánh xe vẫn giữ được quĩ đạo chuyển động của nó. Khi có lực ngang Py tác dụng (giả sử đặt vào tâm trục bánh xe), lốp sẽ bị biến dạng cả ở phương ngang. Do đó mặt phẳng lăn của bánh xe đã bị lệch đi một góc. Hiện tượng bị lệch hướng chuyển động của các bánh xe có ảnh hưởng rất lớn đến tính ổn định của xe khi đi thẳng cũng như khi quay vòng.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.