TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu chế tạo vật liệu cản tia gamma trên nền nhựa Epoxy E-128. Phần II - ảnh hưởng của thành phần đơn đến hiệu quả cản xạ

Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần đơn tới hiệu cản xạ của vật liệu composite trên nền nhựa E-128. Kết quả cho thấy, việc tăng tỷ lệ chất độn từ 10 % lên 15 % giúp gia tăng hiệu quả che chắn phóng xạ. | Hóa học amp Môi trường NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CẢN TIA GAMMA TRÊN NỀN NHỰA EPOXY E-128. PHẦN II- ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN ĐƠN ĐẾN HIỆU QUẢ CẢN XẠ Vũ Ngọc Toán1 Nguyễn Văn Hoàng1 Tô Phương Linh1 Nguyễn Quang Lý2 Tóm tắt Bức xạ gamma gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con người như một số bệnh cấp tính mạn tính thậm chí tử vong nếu cường độ lớn hoặc thời gian tiếp xúc dài. Nhiều loại vật liệu đã được nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng để che chắn bức xạ gamma cho các đối tượng khác nhau. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần đơn tới hiệu cản xạ của vật liệu composite trên nền nhựa E-128. Kết quả cho thấy việc tăng tỷ lệ chất độn từ 10 lên 15 giúp gia tăng hiệu quả che chắn phóng xạ. Mẫu vật liệu có thành phần PbO Bi2O3 WC 15 cho hiệu quả cản xạ 10 43 với nguồn 60Co và 9 19 với nguồn 137Cs. Hiệu quả cản xạ của mẫu vật liệu này đạt 77 và 73 so với hiệu quả cản xạ của tấm chì dày 0 25 cm. Từ khóa Vật liệu cản xạ Vật liệu composite Ô nhiễm phóng xạ. 1. MỞ ĐẦU Ô nhiễm phóng xạ là sự tiếp xúc ngoài ý muốn với các chất phóng xạ - những nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất có khả năng phát ra phóng xạ. Ô nhiễm phóng xạ xuất phát từ hai nguyên nhân chủ quan và khách quan như sự cố tại nhà máy điện hạt nhân thử vũ khí hạt nhân thất lạc nguồn 1 . Dù từ nguyên nhân nào thì ô nhiễm phóng xạ đều gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người khi chúng vượt ngưỡng cho phép. Khi nhiễm vào cơ thể tùy theo mức độ các tia phóng xạ có thể gây nên các biến đổi ở nucleic và nhiễm sắc thể gây rối loạn tổng hợp ADN và ARN các protein kháng thể làm ức chế sự phân chia tế bào gây tới chết tế bào. Mức độ tác động sẽ phụ thuộc vào lượng chất suất liều loại chất phóng xạ cách thức tiếp xúc và khoảng thời gian tiếp xúc 6 . Trước đây thế giới đã từng chứng kiến nhiều sự cố xảy ra tại một số nhà máy điện hạt nhân điển hình là sự cố tại Chernobyl năm 1986 và sự cố tại Fukushima năm 2011 gây ra các đám mây phóng xạ mà hậu quả của nó đến hiện nay vẫn chưa được

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.