TAILIEUCHUNG - Bài giảng Logic học đại cương: Chương 3 - ThS. Trần Thị Hà Nghĩa

Bài giảng Logic học đại cương: Chương 3 cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái niệm phán đoán, đặc trưng của phán đoán, quan hệ giữa phán đoán và câu; Cấu trúc của phán đoán đơn và các loại phán đoán đơn cơ bản; Tính chu diên của các thuật ngữ trong các phán đoán đơn cơ bản; Quan hệ của các phán đoán đơn cơ bản; Phán đoán phức, cấu trúc và các loại phán đoán phức. | Nội dung chính Khái niệm phán đoán đặc trưng của phán đoán quan hệ giữa phán đoán và câu. Cấu trúc của phán đoán đơn và các loại phán đoán đơn cơ bản. Tính chu diên của các thuật ngữ trong các phán đoán đơn cơ bản. Quan hệ của các phán đoán đơn cơ bản. Phán đoán phức cấu trúc và các loại phán đoán phức. 63 Mục đích Giúp sinh viên - Hiểu và trình bày chính xác định nghĩa phán đoán các đặc trưng của phán đoán. - Phân biệt được các phán đoán đơn cơ bản dựa trên công thức của chúng. - Xác định được tính chu diên của từng thuật ngữ trong phán đoán đơn giá trị chân lý của từng phán đoán đó. - Xác định được quan hệ của các phán đoán đơn cơ bản và tìm được các phán đoán còn lại trong hình vuông logic. - Định nghĩa chính xác phán đoán phức cấu trúc của phán đoán phức. - Phân biệt được các loại phán đoán phức theo liên hệ từ. 64 . Định nghĩa Phán đoán là hình thức của tư duy trên cơ sở liên kết các khái niệm để khẳng định hay phủ định về sự tồn tại của đối tượng có hay không có thuộc tính hay quan hệ nào đó thuộc về đối tượng. Ví dụ Một số sinh viên lớp này là sinh viên ưu tú. 65 Đặc trưng của mỗi phán đoán quy định về chất lượng và giá trị logic. - Chất của phán đoán có thể là khẳng định hay phủ định thừa nhận hay không thừa nhận một thuộc tính hay quan hệ nào đó của đối tượng. - Lượng của phán đoán là phạm vi ngoại diên của khái niệm. Lượng của phán đoán có hai loại lượng toàn thể - kí hiệu là All và lượng bộ phận kí hiệu là Exist - Giá trị logic của phán đoán chỉ sự nhận thức nhận định dự báo của con người về đối tượng giá trị logic của phán đoán có thể chân thực hoặc giả dối. Ví dụ Đồng là kim loại không dẫn điện chất phủ định lượng toàn thể giá trị logic giả dối 66 Sự khác nhau giữa câu và phán đoán - Thành phần của phán đoán và thành phần của câu không giống nhau. - Kết cấu logic của tư tưởng và kết cấu ngữ pháp của câu không giống nhau do kết cấu ngữ pháp phụ thuộc vào ngôn ngữ của từng dân tộc Câu chỉ là phán đoán khi - Khẳng định hay phủ định dấu hiệu thuộc tính

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.