TAILIEUCHUNG - Các Chúa Nguyễn với tôn giáo ở Nam Bộ (thế kỷ XVII - XVIII)

Qua trình khai phá và chiếm lĩnh Nam Bộ của người Việt diễn ra mạnh mẽ từ thế kỷ XVII trong khi Chân Lạp ngày càng suy yếu. Cũng trong quá trình ấy, qua việc tổ chức khai hoang, bảo vệ cư dân, tham gia vào việc giải quyết mối qua hệ giữa Xiêm - Chân Lạp - Champa - Đàng Trong và họ Mạc ở Hà Tiên, các chúa Nguyễn đã từng bước xác lập chủ quyền trên đất Nam Bộ. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 2018 95 LÊ BÁ VƯƠNG CÁC CHÚA NGUYỄN VỚI TÔN GIÁO Ở NAM BỘ THẾ KỶ XVII - XVIII Tóm tắt Qua trình khai phá và chiếm lĩnh Nam Bộ của người Việt diễn ra mạnh mẽ từ thế kỷ XVII trong khi Chân Lạp ngày càng suy yếu. Cũng trong quá trình ấy qua việc tổ chức khai hoang bảo vệ cư dân tham gia vào việc giải quyết mối qua hệ giữa Xiêm - Chân Lạp - Champa - Đàng Trong và họ Mạc ở Hà Tiên các chúa Nguyễn đã từng bước xác lập chủ quyền trên đất Nam Bộ. Là thế lực đứng đầu Đàng Trong các chúa Nguyễn hiểu hơn ai hết muốn thu phục được nhân tâm để ổn định và phát triển vùng đất mới phải luôn đáp ứng đời sống tâm linh của các cộng đồng người nơi đây. Thực hiện mục tiêu đó vấn đề tôn giáo được những người đứng đầu Phủ Chúa đối ứng một cách linh hoạt thông qua chính sách di dân khai phá vùng đất mới với tinh thần tự do và đồng tồn. Bên cạnh đó các chúa Nguyễn đã chú trọng hoằng dương Phật giáo Bắc tông dùng Phật giáo để hộ quốc an dân. Từ khóa Tôn giáo chúa Nguyễn Nam Bộ. 1. Chính quyền Đàng Trong xác lập chủ quyền trên vùng đất Nam Bộ Nam Bộ thời cổ đại thuộc lãnh thổ của Vương quốc Phù Nam. Sau năm 627 vùng đất này bị Chân Lạp thâu tóm. Tuy nhiên phần lớn đất đai ở đây còn khá hoang vu. Với truyền thống quen canh tác ở các vùng đất cao và số lượng người còn ít ỏi người Khmer chưa có khả năng tổ chức khai thác trên quy mô lớn vùng châu thổ mới bồi đắp. Họ chỉ quần cư thành từng xóm thôn trên các giồng đất ven thềm các con rạch và hai bên sông Tiền Giang Hậu Giang hoặc ở xung quanh khu Bảy Núi. Đợt biển tiến Holocene IV diễn ra từ thế kỷ VI đến thế Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài 21 5 2018 Ngày biên tập 2018 Ngày duyệt đăng 2018. 96 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2018 kỷ XII với mực nước xâm thực trung bình khoảng m làm ngập hầu hết các vùng trũng thấp dọc hai bờ Tiền Giang và Hậu Giang như vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên lại càng khiến cho người Khmer không thể khai thác đất Thủy Chân Lạp. Điều này làm tăng thêm sự hoang vu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.