TAILIEUCHUNG - Chính sách thuế dưới thời các chúa Nguyễn (1558-1777)
Bài viết đi sâu tìm hiểu chính sách thuế dưới thời các chúa Nguyễn, từ đó góp phần thấy được những ưu điểm cũng như hạn chế của chính sách này đã góp phần tích cực hay ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói riêng và xã hội cũng như sự tồn vong của chính quyền Đàng Trong nói chung. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 3, Số 2 (2015) (1558 – 1777) CHÍNH SÁCH Bùi hị ân, gô Đức Lập * Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Huế *Email: lapngoductlt@ ÓM Ắ Ngân sách, ngân khố là một trong những yếu tố hàng đầu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bất cứ một chế độ, đất nước nào. Dưới chế độ quân chủ, nguồn ngân sách chủ yếu được bổ sung từ nguồn thuế thu từ hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Với nghiên cứu nhỏ này, chúng tôi hy vọng sẽ tìm hiểu được chính sách thuế dưới thời các chúa Nguyễn, từ đó góp phần thấy được những ưu điểm cũng như hạn chế của chính sách này đã góp phần tích cực hay ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói riêng và xã hội cũng như sự tồn vong của chính quyền Đàng Trong nói chung. Từ khóa: chúa Nguyễn, Đàng Trong, ngoại thương, nội thương, thu thuế. 1. ẫn nhập Năm 1613, sau khi lên nối nghiệp cha, cùng với việc dời chuyển phủ chúa vào Phước Yên, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã tiến hành cải tổ bộ máy chính quyền. Đối với hoạt động thu thuế, chúa đã cho kiện toàn Ty Tướng thần chuyên coi việc thu thuế. Ngoài ra, ở chính dinh, chúa còn cho đặt thêm Ty Nội lệnh sử coi các loại thuế và hai ty Tả, Hữu lệnh sử chia nhau thu nộp tiền sai dư - thuế thân. Đến năm 1669, chúa Nguyễn Phúc Tần đặt thêm Ty Nông lại trông coi việc thu thuế điền thổ [14]. Nét riêng biệt của bộ máy hành chính địa phương Đàng Trong là chức quan Bản đường quan chuyên làm nhiệm vụ thu thuế từ huyện trở xuống. Việc đặt thêm Bản đường quan được các sử gia đánh giá là làm cho bộ máy thêm cồng kềnh và hà khắc, đục khoét dân chúng. Số lượng quan lại quá nhiều, kể cả các xã trưởng và thần tướng ở các xã khiến cho nhân dân hay bị sách nhiễu [11, ]. Đối với miền thượng, mỗi vùng chia ra 4 nguyên, mỗi nguyên có một cai quan và một số cổn quan phụ tá cai trị. Những cai quan sẽ chọn lựa một số thương hồ để đi lại giao dịch và thu thuế trên miền thượng [1, ]. Hay vùng sách/“mọi” (vùng đồng bào dân tộc thiểu số), đặt
đang nạp các trang xem trước