TAILIEUCHUNG - “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần” (Tố Hữu - Dậy mà đi). Viết bài văn bàn về thắng và bại, khôn, dại trong cuộc sống?
“Thắng” trong cuộc sống được hiểu là thành công, là đạt được điều mình mong muốn. Chiến thắng làm con người thoả mãn, sung sướng, tiếp tục trở thành động lực để con người phấn đấu; “bại” là thất bại, là không đạt được mục tiêu mình mong muốn; điều đó dễ khiến ta thất vọng, đau khổ, nản lòng. Như vậy, cuộc sống trở thành một trận chiến giữa một bên là con người cùng những cố gắng nỗ lực, những hoài bão khát khao với một bên là những quy luật khắc nghiệt, những biến đổi vô tình khách quan của cuộc đời. | “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần” (Tố Hữu - Dậy mà đi). Viết bài văn bàn về thắng và bại, khôn, dại trong cuộc sống? Đề bài: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần” (Tố Hữu Dậy mà đi). Viết bài văn bàn về thắng và bại, khôn, dại trong cuộc sống Bài làm Cuộc đời con người là một hành trình để tự tìm kiếm và khẳng định mình. Bởi thế, có ai không khát khao chiến thắng, mong có được sự khôn ngoan ở đời. Nhà thơ Tố Hữu đã từng chiêm nghiệm. “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần” Sự thắng và bại; khôn và dại ở đời có những điểm cần bàn bạc, xem xét kĩ lưỡng. “Thắng” trong cuộc sống được hiểu là thành công, là đạt được điều mình mong muốn. Chiến thắng làm con người thoả mãn, sung sướng, tiếp tục trở thành động lực để con người phấn đấu; “bại” là thất bại, là không đạt được mục tiêu mình mong muốn; điều đó dễ khiến ta thất vọng, đau khổ, nản lòng. Như vậy, cuộc sống trở thành một trận chiến giữa một bên là con người cùng những cố gắng nỗ lực, những hoài bão khát khao với một bên là những quy luật khắc nghiệt, những biến đổi vô tình khách quan của cuộc đời. Thắng và bại đến với con người cũng rất khách quan không thể kiểm soát được. Có thể bạn đã nỗ lực, cố gắng rất nhiều song thành quả của bạn chưa đạt được yêu cầu. Vậy là bạn thất bại. Cũng có khi bạn không nghĩ mình chiến thắng nhưng vinh quang lại tới đón chào. Ngược lại, khôn và dại lại là yếu tố chủ quan. Chính hành vi, cử chỉ của con người tự bộc lộ tính chất khôn dại của nó. “Khôn” là khôn khéo, khôn ngoan, biết làm những việc có lợi. Ngược lại, “dại” là dại dột, .
đang nạp các trang xem trước