TAILIEUCHUNG - Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế nông nghiệp
Trong khuôn khổ của bài viết này chỉ xin đề cập tới một số vấn đề đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày trong các bài viết, bài nói chuyện thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc của Người đối với vấn đề nông nghiệp, nông thôn nước ta. | Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế nông nghiệp KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Lưu Thế Vinh Trường Đại học Hùng Vương Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp là một bộ phận hợp thành hệ thống tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh. Nó là cơ sở lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng cho Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong khuôn khổ của bài viết này chỉ xin đề cập tới một số vấn đề đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày trong các bài viết, bài nói chuyện thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc của Người đối với vấn đề nông nghiệp, nông thôn nước ta. Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh, nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp. 1. MỞ ĐẦU Ngày 24-4-1956, trong Lời bế mạc Hội nghị lần thứ 9 (mở rộng) của BCHTƯ Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Phải luôn luôn nhớ rằng: điều quan trọng bậc nhất trong kế hoạch kinh tế của chúng ta hiện nay là nhằm cải thiện dần đời sống của nhân dân.”1. Đó là mục đích phát triển kinh tế, là nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ, đồng thời là thước đo tính đúng đắn, ý nghĩa cách mạng của đường lối, chính sách và biện pháp kinh tế. Người nhấn mạnh: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được”2. “Độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ.”3. Có thể thấy, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nông nghiệp luôn giữ một vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, cũng như trong việc nâng cao đời sống, thu nhập của người dân. Người luôn lấy mục .
đang nạp các trang xem trước