TAILIEUCHUNG - Phân tích tác phẩm Đôi mắt của nhà văn Nam Cao, để thấy được tầm quan trọng của cách mạng đối với cuộc sống con người
Nam Cao là nhà văn nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, trước cách mạng tháng Tám ông nổi bật với tác phẩm Chí Phèo, với những tác phẩm nói lên nỗi đau khổ của người nông dân, sau cách mạng tháng Tám ông đã chuyển đổi sang một phong cách sáng tác toàn diện và có ý nghĩa hơn, tiêu biểu cho phong cách sáng tác đó là tác phẩm Đôi mắt. | Phân tích tác phẩm Đôi mắt của nhà văn Nam Cao, để thấy được tầm quan trọng của cách mạng đối với cuộc sống con người Đề bài: Phân tích tác phẩm Đôi mắt của nhà văn Nam Cao, để thấy được tầm quan trọng của cách mạng đối với cuộc sống con người Bài làm Nam Cao là nhà văn nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, trước cách mạng tháng Tám ông nổi bật với tác phẩm Chí Phèo, với những tác phẩm nói lên nỗi đau khổ của người nông dân, sau cách mạng tháng Tám ông đã chuyển đổi sang một phong cách sáng tác toàn diện và có ý nghĩa hơn, tiêu biểu cho phong cách sáng tác đó là tác phẩm Đôi mắt Đôi mắt được viết năm 1946, đây là tác phẩm có thể nói là rất thành công của Nam Cao khi nó nói lên sự nhận thức mới mẻ của những con người tri thức, trước ông chỉ quan tâm đến cuộc sống và viết lên những tác phẩm thấu khổ để vạch trần tội ác của kẻ thù, nhưng sau khi nhờ có cuộc cách mạng tháng Tám nổ ra, ông đã có cách nhìn mới trong sự nghiệp sáng tác của mình. Tác phẩm nổi bật với nhân cách và lối sống của hai con người hoàn toàn khác nhau, có thể nói xây dựng hai nhân vật đối lập này cũng mang nhiều ý nghĩa to lớn nhằm tác động và tố cáo tội ác của kẻ thù, Hoàng là một nhà văn nhưng lại có cái nhìn và lối viết hoàn toàn khác so với Độ, cùng là nhà văn nhưng có thể nói, Độ là nhà văn luôn biết nhìn cuộc sống một cách toàn diện, và Độ hiểu được những điều thấu khổ của nhân dân, những điều đó đã làm bật lộ hai con người với hai chế độ khác nhau. Cách nhìn khác nhau ấy suy cho cùng là do chỗ đứng khác nhau của hai nhà văn quyết định, sống một cuộc sống cá nhân, ích kỉ, hưởng lạc xa rời nhân dân, tách biệt hẳn cuộc sống kháng chiến như Hoàng thì không thể có cách nhìn giống như Độ một nhà văn của nhân dân, sống hòa mình cùng quần chúng, sẵn sàng làm anh tuyên truyền nhãi nhép phục vụ kháng chiến. Ở văn sĩ Hoàng, cái nhìn chính là vấn đề lập trường. Lập trường quyết .
đang nạp các trang xem trước