TAILIEUCHUNG - Bình giảng bài thơ bài Tâm tư trong tù của Tố Hữu
Tố Hữu – cái tên gọi thân quen đã đi vào lịch sử văn học Việt Nam như một biểu tượng của thơ ca cách mạng. Mồi lời thơ tác giả viết ra đều tràn đầy nhuệ khí yêu nước, thấm nhuần tình cảm cách mạng. Với giọng thơ vừa bồi hồi náo nức, vừa mạnh mẽ thiết tha, người đọc đã cảm nhận được cái tôi – cái tôi công dân, cái tôi chiến sĩ của một thanh niên cách mạng đồng thời cũng là cái tôi trữ tình mới mẻ, trẻ trung dạt dào và tràn đầy cảm hứng lãng mạn. “Tâm tư trong tù” là một bài thơ như thế, mà có lẽ đoạn trích sau đây là đoạn hay nhất, xúc động nhất của cả bài thơ. | Bình giảng bài thơ bài Tâm tư trong tù của Tố Hữu Đề bài: Bình giảng bài thơ bài Tâm tư trong tù của Tố Hữu Bài làm Tố Hữu – cái tên gọi thân quen đã đi vào lịch sử văn học Việt Nam như một biểu tượng của thơ ca cách mạng. Mồi lời thơ tác giả viết ra đều tràn đầy nhuệ khí yêu nước, thấm nhuần tình cảm cách mạng. Với giọng thơ vừa bồi hồi náo nức, vừa mạnh mẽ thiết tha, người đọc đã cảm nhận được cái tôi – cái tôi công dân, cái tôi chiến sĩ của một thanh niên cách mạng đồng thời cũng là cái tôi trữ tình mới mẻ, trẻ trung dạt dào và tràn đầy cảm hứng lãng mạn. “Tâm tư trong tù” là một bài thơ như thế, mà có lẽ đoạn trích sau đây là đoạn hay nhất, xúc động nhất của cả bài thơ: “Cô đơn thay là cảnh thân tủi Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi vệ “Tâm tư” – ấy là tâm sự, tình cảm và tư tưởng của Tố Hữu trong những ngày đầu bị giam ở nhà lao Thừa Thiên (Huế). Với một người bình thường thì tâm sự ấy có thể là lời nỉ non, cầu khổ hay chua chát; nhưng với Tố Hữu thì không. Đọc bài thơ ta đã phải bất ngờ trước những cảm nhận tinh tế và một giọng thơ chân thành, tha thiết của tác giả: “Cô đơn thay là cảnh thân tù! Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu” Bao trùm lên khổ thơ là cả một tâm trạng “cô đơn”. Lần đầu tiên gặp “cảnh thân tù” Tố Hữu cảm thấy cô đơn, thèm khát cuộc sống rộn rã bên ngoài. Và người thanh niên ấy đã hướng ra cuộc sống bên ngoài bằng đôi tai của mình để quên đi cảnh hiện tại. Với cảm nhận tinh tế nhà thơ đã nghe được nhịp đời đang “lăn náo nức”, cảm nhận được cuộc sống bên ngoài thật là “vui sướng biết bao”. Từng câu, từng chữ đầy nuối tiếc, thể hiện tột cùng sự khao khát tự do. Sở dĩ Tố Hữu cô đơn và phải hướng ra cuộc sống bên ngoài để quên đi thực tại là vì: trước đó không lâu, tác giả còn là một học sinh, một người thanh niên: “Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước .
đang nạp các trang xem trước