TAILIEUCHUNG - Cơ chế hình thành các bể trầm tích

Để phân tích cơ chế hình thành các bể trầm tích trong bối cảnh hội tụ ta xét đặc điểm các bồn trầm tích trong các bối cảnh hội tụ. Ở đây ta xét các bối cảnh hội tụ là: bối cảnh rìa tích cực hội tụ, bối cảnh kiến tạo xô húc tạo đới khâu và bối cảnh hội tụ mảng. | Cơ chế hình thành các bể trầm tích Để phân tích cơ chế hình thành các bể trầm tích trong bối cảnh hội tụ ta đi xét đặc điểm các bồn trầm tích trong các bối cảnh hội tụ. Ở đây ta xét các bối cảnh hội tụ là: bối cảnh rìa tích cực hội tụ, bối cảnh kiến tạo xô húc tạo đới khâu và bối cảnh hội tụ mảng. 1. Các bồn trầm tích thuộc bối cảnh rìa tích cực hội tụ. Rìa tích cực hội tụ sẽ hình thành các kiểu bồn cơ bản nằm trong một bối cảnh nhiều đơn vị kiến tạo sau: - Các máng sâu đại dương: Nằm ngoài đới hút chìm bị sụt lún do hoạt động của động đất bắt nguồn từ đới Beniop. Bên ngoài máng trũng là phần vỏ đại dương nhô cao. Đáy bồn trũng kiểu này thường có độ sâu vài kilômet được lấp đầy bởi trầm tích sét và turbidit có nguồn gốc từ các gờ nâng bồi kết (phức hệ hút chìm). - Các phức hệ hút chìm (cung đảo bồi kết): Phát triển trong quá trình hút chìm giữa một bên là mảng hút chìm mỏng, một bên là mảng chờm trượt liên tục được bồi kết tăng trưởng từ các tầng trầm tích nước sâu, núi lửa và turbidit Phức hệ này đóng vai trò là một miền xâm thực luôn luôn được tăng trưởng và cung cấp vật liệu cho hai bồn trũng trước cung và máng sâu đại dương. Quá trình bồi kết diến ra đồng thời với quá trình uốn nếp vò nhàu và biến dạng một phức hệ thành phần vật chất phức tạp đa nguồn: những mảnh vỡ di chỉ vỏ đại dương, đá trầm tích sườn lục địa và trầm tích nước sâu, các thành tạo turbidit và các thành tạo trượt lở đặc trưng. - Bồn trước cung: Nằm giữa cung đảo núi lửa và phức hệ hút chìm bồi kết. Vì vậy nguồn vật liệu trầm tích được cung cấp từ hai phía với tư cách là hai miền nâng xâm thực quan trọng. - Cung đảo núi lửa: Được hình thành do nóng chảy từng phần mảng hút chìm xuống độ sâu 150km và hoạt động phun trào xuyên qua mảng 1 chờm trượt tạo thành cung đảo núi lửa chạy song song với phức hệ bồi kết và máng trũng đại dương. Cung đảo núi lửa là miền cung vấp vật liệu chính lấp đầy bồn trũng trước cung và sau cung (vụn núi lửa). - Bồn trũng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.