TAILIEUCHUNG - Cậu Hai Miên: Từ đời thực bước vào tác phẩm

Bài viết tìm hiểu về nhân vật lịch sử Huỳnh Công Miên và hình tượng nhân vật Hai Miên được tái hiện trong các tác phẩm truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ “Cậu Hai Miên” của tác giả Nguyễn Bá Thời, Cử Hoành Sơn; từ đó cho thấy sự giao thoa giữa nhân vật lịch sử và nhân vật hư cấu trong tác phẩm đã bổ sung cho nhau, tạo nên hình ảnh Hai Miên được lưu truyền trong dân gian trọn vẹn và hấp dẫn hơn. Vì thế, việc phân biệt tình huống, sự kiện gì là thật và câu chuyện, tình tiết nào trong tác phẩm là hư cấu đã không còn quan trọng đối với độc giả ngày nay. | Cậu Hai Miên: Từ đời thực bước vào tác phẩm TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17, Số 1 (2020): 49-61 Vol. 17, No. 1 (2020): 49-61 ISSN: 1859-3100 Website: Bài báo nghiên cứu* CẬU HAI MIÊN: TỪ ĐỜI THỰC BƯỚC VÀO TÁC PHẨM Dương Mỹ Thắm Trường Đại học Văn Hiến Tác giả liên hệ: Dương Mỹ Thắm – Email: mythamduong@ Ngày nhận bài: 08-7-2019; ngày nhận bài sửa: 24-9-2019, ngày chấp nhận đăng: 10-12-2019 TÓM TẮT Bài viết tìm hiểu về nhân vật lịch sử Huỳnh Công Miên và hình tượng nhân vật Hai Miên được tái hiện trong các tác phẩm truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ “Cậu Hai Miên” của tác giả Nguyễn Bá Thời, Cử Hoành Sơn; từ đó cho thấy sự giao thoa giữa nhân vật lịch sử và nhân vật hư cấu trong tác phẩm đã bổ sung cho nhau, tạo nên hình ảnh Hai Miên được lưu truyền trong dân gian trọn vẹn và hấp dẫn hơn. Vì thế, việc phân biệt tình huống, sự kiện gì là thật và câu chuyện, tình tiết nào trong tác phẩm là hư cấu đã không còn quan trọng đối với độc giả ngày nay. Từ khóa: Hai Miên; Huỳnh Công Miên; Quốc ngữ; truyện thơ 1. Huỳnh Công Miên – Nhân vật lịch sử qua lời kể Nam Kỳ có cậu Hai Miên, Con Quan Tấn lớn ở miền Gò Công. Cậu hai là bậc anh hùng, Ăn chơi đúng điệu vô cùng liệt oanh. .Thương người thất thế lỡ đường, Thương người trung chánh ghét phường tà gian. .Ghét người hiếp đáp dân lành, Ghét người ỷ thế bất bình với dân. (Cậu Hai Miên – Nguyễn Bá Thời) Những câu thơ trên đưa chúng tôi trở về “miền Gò Công” cuối thế kỉ XIX, tìm hiểu về nhân vật cậu Hai Miên. Lần theo dấu vết lịch sử, chúng tôi tìm đến đình Nhơn Hòa – nơi thờ bài vị của Huỳnh Công Miên. Tại nhà túc của đình, bài vị được thờ trang trọng ở bàn thờ trung tâm cùng với di ảnh của các vị tiền vãng, hậu vãng. Bài vị bằng gỗ, chạm nổi ba dòng chữ Nôm: Dòng chữ ở giữa bài vị ghi: “Huỳnh Công Miên tam thập bát tuế đệ nhị hạng chi vị”, .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.