TAILIEUCHUNG - Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu khả năng tích lũy và trao đổi carbon trong rừng ngập mặn trồng tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy

Mục tiêu nghiên cứu trong đề tài của luận án là định lượng khả năng tích lũy carbon trong rừng Trang (K. obovata) trồng theo thời gian. Ngoài ra, nghiên cứu tính toán lượng trao đổi carbon và cân bằng carbon giữa các thành phần môi trường tại khu vực RNM VQGXT, tỉnh Nam Định. | Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu khả năng tích lũy và trao đổi carbon trong rừng ngập mặn trồng tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI HÀ THỊ HIỀN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY VÀ TRAO ĐỔI CARBON TRONG RỪNG NGẬP MẶN TRỒNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY Chuyên ngành: Môi trường đất và nước Mã số chuyên ngành: 9 44 03 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2018 1 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợi Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Cúc Phản biện 1: PGS. TS. Lê Xuân Tuấn Phản biện 2: PGS. TS. Phạm Minh Toại Phản biện 3: PGS. TS. Dương Thị Thủy Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại , Trường Đại học Thủy lợi vào lúc giờ phút ngày . tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Thủy lợi 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng ngập mặn (RNM) là các thảm thực vật, gồm các loài ưa mặn, phân bố tại vùng cửa sông, ven biển vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [1]. Hệ sinh thái RNM đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ vùng ven biển khỏi các tác động của thiên tai như mưa bão, lốc xoáy, sóng biển, ngập lụt và các thảm họa thiên nhiên tiềm tàng khác như sóng thần [4], [5]. Bên cạnh vai trò bảo vệ đường bờ biển, HST RNM còn cung cấp nhiều giá trị dịch vụ HST và các giá trị thương mại khác [6]– [8]. Cùng với vai trò và các giá trị quan trọng của RNM, trong vài thập kỉ gần đây, RNM được ghi nhận là HST quan trọng trong chu trình carbon. Hệ sinh thái RNM đóng vai trò như một bể chứa CO2 của khí quyển và là nguồn carbon hữu cơ và vô cơ vùng ven biển. Một số nghiên cứu về carbon trong RNM trồng tại khu vực phía Bắc Việt Nam đã được tiến hành bởi Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Thị Kim Cúc và Nguyễn Thị Hồng Hạnh [10]–[13]. Các tác giả đã xác định được trữ lượng carbon trong đất và trong sinh khối của rừng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.