TAILIEUCHUNG - Đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch ở Việt Nam

Bài viết phân tích thực trạng đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ địa phương của Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị để gắn kết chiến lược khai thác tài sản trí tuệ địa phương và chiến lược phát triển du lịch. | Đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch ở Việt Nam 96 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016 KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG ĐĂNG KÝ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM Lê Ngọc Lâm* Lê Thị Thu Hà** Lời tòa soạn: Theo số liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, tính đến hết tháng 12/2015, Cục đã cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ cho 609 nhãn hiệu tập thể, 113 nhãn hiệu chứng nhận và 43 chỉ dẫn địa lý. Rõ ràng, cuộc đua đăng ký quyền bảo hộ SHTT đối với các đặc sản của các địa phương tuy lặng lẽ nhưng không kém phần quyết liệt. Song, vấn đề đáng quan tâm là, xác lập được quyền SHTT cho một đối tượng đã khó, giữ cho đối tượng ấy phát triển ổn định trên thị trường lại càng khó hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có được một cái nhìn toàn cảnh về thực trạng đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ địa phương ở nước ta. 1. Khái niệm tài sản trí tuệ địa phương “Tài sản trí tuệ” (intellectual asset) là khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kế toán, đầu tư, quản trị. Tuy cách tiếp cận khác nhau nhưng tài sản trí tuệ được hiểu một cách chung nhất, “là tài sản vô hình của doanh nghiệp, có khả năng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp được tạo ra bởi hoạt động đổi mới sáng tạo, sáng chế, những thiết kế độc đáo của tổ chức hoặc những hoạt động khác của nhân viên” (Lev 2001, trang 7). Từ khái niệm này Lê (2016) đã phát triển thêm khái niệm tài sản trí tuệ địa phương, “là tri thức do con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo có mối liên hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội và con người của một vùng đất hoặc khu vực địa lý, có khả năng ứng dụng và tạo ra giá trị từ việc sử dụng tri thức đó”. Các nghiên cứu về tài sản trí tuệ (TSTT) ở doanh nghiệp thường chia TSTT theo bản chất pháp lý tương ứng với các đối tượng đó, bao gồm các chỉ dẫn thương mại (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại ), các đổi mới sáng tạo (sáng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.