TAILIEUCHUNG - Ảnh hưởng của AgNO3 đến quá trình tái sinh in vitro cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe)
Nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) là một loài cây thuốc quý với thành phần hoạt chất chính là curcumin. Để tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình nuôi cấy tế bào huyền phù cây nghệ đen, quá trình nhân giống in vitro loài cây này đã được nghiên cứu. | Ảnh hưởng của AgNO3 đến quá trình tái sinh in vitro cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 Tập 126, Số 3D, 2017, Tr. 65–73; DOI: ẢNH HƯỞNG CỦA AgNO3 ĐẾN QUÁ TRÌNH TÁI SINH IN VITRO CÂY NGHỆ ĐEN (Curcuma zedoaria Roscoe) Trương Thị Phương Lan1, 2*, Lê Thị Anh Thư2, Ngô Thị Sen2 1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế, 6 Ngô Quyền, Huế, Việt Nam 2 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế, Việt Nam Tóm tắt. Nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) là một loài cây thuốc quý với thành phần hoạt chất chính là curcumin. Để tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình nuôi cấy tế bào huyền phù cây nghệ đen, quá trình nhân giống in vitro loài cây này đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy môi trường nhân chồi thích hợp đối với mẫu nuôi cấy là chồi in vitro đã được hủy đỉnh sinh trưởng là môi trường MS có BAP 3 mg/L và AgNO3 1,5 mg/L với số chồi trung bình thu được là 4,4 chồi/mẫu; chiều cao đạt 1,2 cm. Môi trường MS có NAA 2 mg/L và AgNO3 1,5 mg/L thích hợp cho chồi in vitro tạo rễ; số rễ trung bình thu được là 27 và chiều dài rễ là 0,8 cm. Môi trường MS có BAP 3 mg/L, IBA 0,5 mg/L ,và AgNO3 1,5 mg/L vừa có thể tạo rễ lẫn phát sinh chồi mới, số chồi trung bình là 3,3 (cao 7,2 cm) và số rễ trung bình là 6,3 (dài 0,6 cm); đây là môi trường mang lại hiệu quả cao nhất. Cây nghệ đen nhân giống in vitro là nguồn nguyên liệu trực tiếp để nuôi cấy tạo callus – giai đoạn trung gian của quá trình nuôi cấy tế bào huyền phù loài cây này. Từ khóa: AgNO3, Curcuma zedoaria, nhân giống in vitro, nghệ đen 1 Đặt vấn đề Cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) là một loài thân thảo, được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản [4]. Ở Việt Nam, người ta thường gặp nghệ đen mọc tự nhiên ở nhiều địa phương miền núi và trung du phía Bắc (Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái ) và một số
đang nạp các trang xem trước