TAILIEUCHUNG - Liên quan giữa chỉ số khối cơ thể với viêm nướu và sâu răng trên trẻ em 10 tuổi Tp. Hồ Chí Minh
Bài viết trình bày việc xác định mối liên quan giữa tình trạng béo phì với sâu răng và viêm nướu trên trẻ em 10 tuổi tại Tp. Hồ Chí Minh. | Liên quan giữa chỉ số khối cơ thể với viêm nướu và sâu răng trên trẻ em 10 tuổi Tp. Hồ Chí Minh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ VỚI VIÊM NƯỚU VÀ SÂU RĂNG TRÊN TRẺ EM 10 TUỔI TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Anh Vũ Thụy* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa tình trạng béo phì với sâu răng và viêm nướu trên trẻ em 10 tuổi tại Tp. Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 1079 trẻ em 10 tuổi năm 2015 được chọn ngẫu nhiên từ 16 trường tiểu học tại Tp. Hồ Chí Minh theo phương pháp chọn mẫu xác suất tỉ lệ với quy mô cụm (PPS- Probability Proportional to Size). Thông tin về tự đánh giá tình trạng răng miệng, các thói quen nha khoa, thói quen ăn uống và vận động của trẻ được thu thập qua bảng câu hỏi. Trẻ em trong mẫu nghiên cứu được đo các chỉ số nhân trắc (chiều cao, cân nặng), được khám tình trạng răng và nha chu (DT, PlI, GI). Chỉ số khối cơ thể được tính và tình trạng dinh dưỡng của trẻ được phân loại dựa vào chỉ số khối cơ thể theo tuổi và giới. Phân tích hồi quy đa biến logistic được thực hiện để xét mối liên quan giữa tình trạng béo phì với sâu răng và viêm nướu sau khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu. Kết quả: Tỷ lệ trẻ bị sâu răng và viêm nướu lần lượt là 25,3% và 100%. Tỷ lệ trẻ trong mẫu nghiên cứu có tình trạng cơ thể thiếu cân/bình thường, thừa cân và béo phì lần lượt là 63,3%, 21,2% và 15,5%. Yếu tố nguy cơ liên quan có ý nghĩa với sâu răng là khu vực (OR=7,8; CI=5,5-10,9), tự cảm nhận sâu răng (OR=1,4; CI=1,0-2,0), khám răng miệng định kỳ (OR=1,6; CI=1,2-2,2), tự kiểm tra răng/nướu (OR=1,5; CI=1,1-2,1), số lần chải răng (OR=2,2; CI=1,6-3,0) và béo phì (OR=2,3; CI=1,5-3,5) (pY Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học questionnaire. Anthropometric index (height, weight) of children was measured and a record made of dental, periodontal status (DT, PlI, GI). Body Mass Index (BMI) was calculated and .
đang nạp các trang xem trước