TAILIEUCHUNG - Khảo sát sai số định vị mục tiêu trong sonar thụ động sử dụng phương pháp tam giác

Bài viết khảo sát sai số định vị nguồn thủy âm sử dụng phương pháp tam giác trong sonar thụ động. Trong phương pháp tam giác, sai số định vị phụ thuộc rất nhiều vào sai số đo góc DOA. Vì vậy, nhóm tác giả của bài báo đã thực hiện đo khảo sát sai số góc DOA trong môi trường bể thí nghiệm thủy âm. | Khảo sát sai số định vị mục tiêu trong sonar thụ động sử dụng phương pháp tam giác Kỹ thuật điều khiển & Điện tử KHẢO SÁT SAI SỐ ĐỊNH VỊ MỤC TIÊU TRONG SONAR THỤ ĐỘNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TAM GIÁC Đoàn Văn Sáng1, Trần Quý Dân1, Trần Công Tráng1*, Trần Văn Hùng2, Nguyễn Thanh Hùng1 Tóm tắt: Bài báo khảo sát sai số định vị nguồn thủy âm sử dụng phương pháp tam giác trong sonar thụ động. Trong phương pháp tam giác, sai số định vị phụ thuộc rất nhiều vào sai số đo góc DOA. Vì vậy, nhóm tác giả của bài báo đã thực hiện đo khảo sát sai số góc DOA trong môi trường bể thí nghiệm thủy âm. Góc DOA của tín hiệu được xác định dựa vào đo độ trễ thời gian của sóng âm thu được ở hai anten thu thụ động. Hàm tương quan kết hợp với bộ lọc tần số có băng thông 4 kHz được sử dụng để cải thiện độ chính xác khi đo độ lệch thời gian. Đo khảo sát nhận được kết quả với độ chính xác ước lượng góc DOA và định vị nguồn phát tương đối cao. Cụ thể, sai số đo góc DOA là 0,5o. Vị trí của nguồn phát được xác định với sai số tuyệt đối không quá 5 cm theo trục x và 9 cm theo trục y. Từ khóa: Sonar thụ động, Phương pháp tam giác, Góc DOA, Độ lệch thời gian, Sai số đo góc. 1. MỞ ĐẦU Sonar thụ động đóng một vai trò vô cùng quan trọng trên các tàu chiến đấu của Hải quân; đặc biệt là trên tàu ngầm do có ưu việt về tính bí mật khi hoạt động. Có nhiều thuật toán định vị mục tiêu được áp dụng trong sonar thụ động, điển hình như: phương pháp tam giác, phương pháp hyperbol, .[1]. Mỗi phương pháp được áp dụng cho các thiết bị và điều kiện đo cụ thể. Phương pháp tam giác phù hợp cho việc xác định đa mục tiêu, sử dụng tối thiểu hai trạm thu đặt cách nhau một khoảng cách nhất định [2]; phương pháp hyperbol cho độ chính xác cao hơn, nhưng cần tối thiểu ba trạm thu đặt cách nhau hàng kilomet, yêu cầu cao về độ chính xác đo thời gian, không phụ thuộc vào dải tần sóng đến, khó áp dụng với tín hiệu liên tục [3]. Về nguyên lý, phương pháp tam giác cho phép

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.