TAILIEUCHUNG - Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn Quận 9. | Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng; là tiêu chí của tiến bộ, bình đẳng và công bằng xã hội; thể hiện sự văn minh, phát triển của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ASXH hƣớng đến con ngƣời; xem đây vừa là động lực phát triển, vừa thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chính sách BHXH ở nƣớc ta đƣợc triển khai thực hiện từ năm 1945, hoạt động ban đầu dựa trên Sắc lệnh số 54_SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ấn định các điều kiện cho công chức về hƣu trí, sau đó đƣợc bổ sung điều chỉnh bằng nhiều Sắc lệnh và Nghị định. Đến năm 1961, Chính phủ ban hành Nghị định số 218/CP kèm theo Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân, viên chức nhà nƣớc; năm 1964, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 161-CP kèm theo Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân. Có thể nói hai Điều lệ trên là hai văn bản pháp luật đầu tiên quy định 06 chế độ BHXH ở nƣớc ta là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hƣu trí và tử tuất. Từ chủ trƣơng của Đảng trong Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006): “Đổi mới hệ thống bảo hiểm xã hội theo hƣớng đa dạng hóa hình thức và phù hợp với kinh tế thị trƣờng”, vào Kỳ họp thứ 9 ngày 29/06/2006, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật BHXH, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007, đây là một bƣớc tiến quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế độ BHXH đối với ngƣời lao động. Qua hơn 07 năm thực hiện, Luật BHXH đã đi vào cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo ngƣời lao động, góp phần bảo đảm ASXH. Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
đang nạp các trang xem trước