TAILIEUCHUNG - Tìm hiểu triết lý cơ bản của Phật giáo qua ngôn ngữ biểu tượng
Phật giáo với năm tồn tại đã được đông đảo cộng đồng cư dân, đặc biệt ở Châu Á, nhắc đến là tôn giáo tìm ra nguyên nhân của sự khổ và con đường giảm trừ khổ đau. Bài viết này lý giải một số triết lý của Phật giáo qua ngôn ngữ biểu tượng. | Tìm hiểu triết lý cơ bản của Phật giáo qua ngôn ngữ biểu tượng Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11&12 - 2016 37 ĐẶNG VINH DỰ* TÌM HIỂU TRIẾT LÝ CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO QUA NGÔN NGỮ BIỂU TƯỢNG Tóm tắt: Phật giáo với năm tồn tại đã được đông đảo cộng đồng cư dân, đặc biệt ở Châu Á, nhắc đến là tôn giáo tìm ra nguyên nhân của sự khổ và con đường giảm trừ khổ đau. Trong tư tưởng, triết lý của tôn giáo này, vũ trụ quan, nhân sinh quan, đã được tín đồ, Phật tử đón nhận thông qua hệ thống kinh văn cũng như ngôn ngữ biểu tượng. Với đặc tính cô đọng và hàm súc của ngôn ngữ biểu tượng, những nội dung vi diệu của hệ thống triết lý Phật giáo đã được chuyển tải một cách đơn giản nhất. Tuy nhiên, vì biểu tượng có tính cô đọng nên nhiều người không hiểu hết những ẩn ý của biểu tượng. Bài viết này lý giải một số triết lý của Phật giáo qua ngôn ngữ biểu tượng. Từ khóa: Triết lý, Phật giáo, ngôn ngữ biểu tượng. 1. Dẫn nhập Triết lý cốt lõi của Phật giáo nằm ở việc tìm ra nguyên nhân của sự khổ và con đường giảm trừ khổ đau. Trong Tứ diệu đế, Đức Phật đã chỉ ra mọi sự khổ đều có nguyên do của nó và Bát chánh đạo là con đường giúp những con người “là Phật sẽ thành” tìm được chân lý. Tìm hiểu và nghiên cứu về triết lý thâm sâu của vấn đề này đã được nhiều ngành, lĩnh vực đề cập đến từ ngày Đức Phật nhập diệt. Các lĩnh vực văn học, lịch sử, tôn giáo, triết học, đều không ngừng kiến giải những vấn đề trên với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến những triết thuyết vi diệu trong Phật giáo qua góc nhìn của ngôn ngữ biểu tượng, một phương tiện truyền đạt hàm súc nhưng phổ dụng tại các cộng đồng văn hóa và những người mến mộ Phật giáo. * Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 38 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11&12 - 2016 2. Ngôn ngữ biểu tượng “Ngôn ngữ biểu tượng là loại ngôn ngữ mang tính tượng trưng được chuyên môn hóa ở mức độ cao. Loại ngôn ngữ này sử dụng các biểu tượng
đang nạp các trang xem trước