TAILIEUCHUNG - Vài đặc điểm thờ Thiên Hậu của người Việt vùng Tây Nam Bộ

Tục thờ Bà Thiên Hậu của người Hoa được người Việt ở Tây Nam Bộ tiếp nhận trong quá trình cùng sinh sống ở vùng đất này. Như một hệ quả tất yếu, một bộ phận người Việt đã xây cất miếu Thiên Hậu và tổ chức sinh hoạt tôn giáo của riêng mình. Bài viết này khái quát một số đặc điểm miếu thờ Thiên Hậu của người Việt ở Tây Nam Bộ. | Vài đặc điểm thờ Thiên Hậu của người Việt vùng Tây Nam Bộ Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2016 123 NGUYỄN NGỌC THƠ* VÀI ĐẶC ĐIỂM THỜ THIÊN HẬU CỦA NGƯỜI VIỆT VÙNG TÂY NAM BỘ1 Tóm tắt: Trong tâm thức người Việt, mỗi vị thần đều có những “bổn phận”, chức năng riêng. Các vị thần khác nhau liên quan đến các phạm trù, bình diện khác nhau của đời sống nhân sinh, ví dụ, Bà Chúa Xứ cai quản vùng đất, Bà Thủy cai quản vùng nước, Quan Thế Ấm Bồ Tát cứu độ chúng sinh, Thiên Hậu vừa là thần biển (Hải thần) vừa là Mẫu thần ban phúc lành (phúc thần), Do vậy, các dân tộc có xu hướng thờ đa thần với mong mỏi bất cứ ước vọng nào cũng có thần linh nghe thấy. Tục thờ Bà Thiên Hậu của người Hoa được người Việt ở Tây Nam Bộ tiếp nhận trong quá trình cùng sinh sống ở vùng đất này. Như một hệ quả tất yếu, một bộ phận người Việt đã xây cất miếu Thiên Hậu và tổ chức sinh hoạt tôn giáo của riêng mình. Bài viết này khái quát một số đặc điểm miếu thờ Thiên Hậu của người Việt ở Tây Nam Bộ. Từ khóa: Đặc điểm, miếu thờ, Tây Nam Bộ, Thiên Hậu, người Việt. 1. Khái quát tục thờ Thiên Hậu của người Việt ở Tây Nam Bộ Trong dòng chảy văn hóa người Việt, Tây Nam Bộ là vùng văn hóa “sinh sau đẻ muộn” so với nhiều vùng đất khác, là nơi hợp lưu văn hóa các tộc người bản địa và mới đến, đã “gặp gỡ”, “giao thoa”, “thâu nạp” lẫn nhau và tái tạo, lên khuôn theo các kiểu thức riêng của từng cộng đồng tộc người. Với tâm và thế của dân tộc chủ thể, người Việt đã chủ động khai phóng tư duy, đón nhận những giá trị mới theo hướng có thể sử dụng để bổ sung vào dòng văn hóa của mình vốn đã có phần sơ bạc sau nhiều thế kỷ di dân qua nhiều vùng đất với các kiểu thức văn hóa khác nhau. Nói cách khác, quá trình thâu nhận và tái tạo văn hóa người Việt ở Trung Bộ thời kỳ Đàng Trong là một bước đệm, bước tập dượt hết sức có ý nghĩa để người Việt vùng Tây Nam Bộ một lần nữa “thâu nạp và tái cấu trúc nhiều thực hành văn hóa - xã hội ở địa phương1. Trong hệ *

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.