TAILIEUCHUNG - Đánh giá tình trạng virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRSV) ở lợn tại tỉnh Bình Dương bằng phương pháp Elisa và RT-PCR

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) trên lợn đã và đang là mối lo ngại hàng đầu của các trang trại chăn nuôi. Cho đến nay PRRS đã trở thành dịch bệnh lưu hành ở nhiều nước trên thế giới, và là một trong những bệnh gây tổn thất nặng nề về kinh tế cho ngành chăn nuôi ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Phương pháp dùng để chẩn đoán PRRS phổ biến hiện nay là ELISA và RT-PCR, tuy nhiên, các phương pháp này thường được sử dụng riêng lẻ, không kết hợp, dẫn đến sai lầm trong nhận định tình trạng PRRS trong đàn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp kết hợp ELISA và RT-PCR nhằm đánh giá tình trạng lưu hành PRRS trong đàn cả về mặt kháng nguyên và kháng thể. Kết quả, ELISA (+) - RT-PCR (-) chiếm tỷ lệ cao nhất 48% (36/75), tổ hợp này xuất hiện trên cả 3 trại lấy mẫu, trong đó cao nhất là trại 2; tổ hợp ELISA (-) - RT-PCR (+) chiếm tỷ lệ 5,333% (4/75) và tổ hợp này tập trung ở trại 3. Tổ hợp ELISA (+) - RT-PCR (+) chiếm tỷ lệ 4% (3/75). Những con lợn trong 3 tổ hợp kết quả trên được cách ly hoặc loại khỏi đàn khẩn cấp để hạn chế sự lây nhiễm. Trong tổng số 75 con lợn được xét nghiệm có 42,67% lợn âm tính với cả 3 phản ứng, trong đó 75% (24/32) mẫu ở trại 1; 18,75% ở trại 2 và 6,25% ở trại 3; những con lợn này được được kết luận là âm tính với PRRSV và được giữ lại đàn. | Đánh giá tình trạng virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRSV) ở lợn tại tỉnh Bình Dương bằng phương pháp Elisa và RT-PCR TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 22-27 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG VIRUS GÂY HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP (PRRSV) Ở LỢN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ELISA VÀ RT-PCR Trương Thị Diễm Hằng*, Nguyễn Ngọc Hải Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, *diemhang1703@ TÓM TẮT: Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) trên lợn đã và đang là mối lo ngại hàng đầu của các trang trại chăn nuôi. Cho đến nay PRRS đã trở thành dịch bệnh lưu hành ở nhiều nước trên thế giới, và là một trong những bệnh gây tổn thất nặng nề về kinh tế cho ngành chăn nuôi ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Phương pháp dùng để chẩn đoán PRRS phổ biến hiện nay là ELISA và RT-PCR, tuy nhiên, các phương pháp này thường được sử dụng riêng lẻ, không kết hợp, dẫn đến sai lầm trong nhận định tình trạng PRRS trong đàn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp kết hợp ELISA và RT-PCR nhằm đánh giá tình trạng lưu hành PRRS trong đàn cả về mặt kháng nguyên và kháng thể. Kết quả, ELISA (+) - RT-PCR (-) chiếm tỷ lệ cao nhất 48% (36/75), tổ hợp này xuất hiện trên cả 3 trại lấy mẫu, trong đó cao nhất là trại 2; tổ hợp ELISA (-) - RT-PCR (+) chiếm tỷ lệ 5,333% (4/75) và tổ hợp này tập trung ở trại 3. Tổ hợp ELISA (+) - RT-PCR (+) chiếm tỷ lệ 4% (3/75). Những con lợn trong 3 tổ hợp kết quả trên được cách ly hoặc loại khỏi đàn khẩn cấp để hạn chế sự lây nhiễm. Trong tổng số 75 con lợn được xét nghiệm có 42,67% lợn âm tính với cả 3 phản ứng, trong đó 75% (24/32) mẫu ở trại 1; 18,75% ở trại 2 và 6,25% ở trại 3; những con lợn này được được kết luận là âm tính với PRRSV và được giữ lại đàn. Từ khóa: Bệnh virus, PRRSV, RT-PCR, rối loạn sinh sản, rối loạn hô hấp. MỞ ĐẦU rằng ELISA là phương pháp có độ nhạy cao Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn nhất trong việc phát hiện kháng thể.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.