TAILIEUCHUNG - So sánh hiệu quả tê ngoài màng cứng bằng ropivacaine với bupivacaine để giảm đau sau phẫu thuật cắt thùy phổi
Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả và mức độ an toàn của tê ngoài màng cứng bằng ropivacaine so với bupivacaine để giảm đau sau phẫu thuật mở ngực cắt thùy phổi. | So sánh hiệu quả tê ngoài màng cứng bằng ropivacaine với bupivacaine để giảm đau sau phẫu thuật cắt thùy phổi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 SO SÁNH HIỆU QUẢ TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG BẰNG ROPIVACAINE VỚI BUPIVACAINE ĐỂ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT CẮT THÙY PHỔI Trương Kim Minh*, Đỗ Thị Minh Trang*, Nguyễn Hữu Lân*, Lê Tiến Dũng*, Hoàng Phương*, Nguyễn Thanh Hiền*,Trương Thanh Thiết*, Phan Sĩ Hiệp*, Nguyễn Thị Thanh** TÓM TẮT Mở đầu: Ropivacaine ít gây độc tính trên tim, hệ thần kinh trung ương và ít gây ức chế vận động hơn bupivacaine. Chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của gây tê ngoài màng cứng bằng ropivacaine so với bupivacaine để giảm đau sau phẫu thuật lồng ngực. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và mức độ an toàn của tê ngoài màng cứng bằng ropivacaine so với bupivacaine để giảm đau sau phẫu thuật mở ngực cắt thùy phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 122 bệnh nhân phẫu thuật mở ngực cắt thùy phổi được phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm R được tê ngoài màng cứng đoạn ngực với ropivacaine 0,2% và nhóm B nhận bupivacaine 0,125%. Kết cục chính: tổng lượng morphine trong 24 và 48 giờ đầu sau phẫu thuật, tổng thể tích thuốc tê trong 24 và 48 giờ đầu sau phẫu thuật, thang điểm đau VAS. Kết cục phụ: tỉ lệ bệnh nhân bị hạ huyết áp, mạch chậm, suy hô hấp, buồn nôn, nôn. Kết quả: Tổng lượng morphine trong 24 và 48 giờ ở nhóm R ít hơn có ý nghĩa so với nhóm B (2,8 2,7 mg và 4,1 3,9 mg so với 6,2 3,6 mg và 9,4 5,1 mg, p < 0,001). Thể tích thuốc tê trong 24 và 48 giờ ở nhóm R cũng ít hơn có ý nghĩa so với nhóm B (138,3 25,2 ml và 272,8 49,3 ml so với 151,4 22,8 ml và 295,1 44,2 ml, p < 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân đau nhẹ (VAS ≤ 3) ở nhóm R cao hơn nhóm B. Tỷ lệ hạ huyết áp ở nhóm R tương đương với nhóm B nhưng tỷ lệ buồn nôn, nôn và suy hô hấp ở nhóm R thấp hơn nhóm B. Kết luận: Gây tê ngoài màng cứng bằng ropivacaine 0,2% có hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật cắt .
đang nạp các trang xem trước