TAILIEUCHUNG - 28 năm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Tiến trình, thành tựu và giải pháp thúc đẩy
Bài viết này có mục đích là điểm lại quá trình HNKTQT của VN với những thành tựu và những tác động chủ yếu của hội nhập đến phát triển kinh tế - xã hội VN. Trên cơ sở đó khuyến nghị những phương hướng, giải pháp đẩy mạnh HNKTQT trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. | Nghiên Cứu & Trao Đổi 28 năm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Tiến trình, thành tựu và giải pháp thúc đẩy . Chu Văn Cấp Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh V iệt Nam đã trải qua gần 3 thập kỷ đổi mới – chuyển sang xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT). Với nhiều nỗ lực thay đổi tư duy, quan điểm và hành động, quá trình HNKTQT của VN đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính, ngân hàng, phát triển kinh tế - xã hội Thế nhưng, vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém cần phải khắc phục. Bài viết này có mục đích là điểm lại quá trình HNKTQT của VN với những thành tựu và những tác động chủ yếu của hội nhập đến phát triển kinh tế - xã hội VN. Trên cơ sở đó khuyến nghị những phương hướng, giải pháp đẩy mạnh HNKTQT trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Từ khóa: Hội nhập, hội nhập kinh tế quốc tế, xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, phát triển kinh tế. 1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của VN - HNKTQT, có thể hiểu là quá trình chủ động thực hiện đồng thời: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua sự nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân, mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu (APEC, ASEAN, IMF, WB, WTO) Là sự thiết lập các mối quan hệ song phương và đa phương về thương mại, đầu tư, tài chính, khoa học, công nghệ - HNKTQT có thể diễn ra theo các mức độ khác nhau, từ thấp đến cao: thấp nhất là thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), và cao nhất là Liên minh kinh tế và tiền tệ, ví như EU – Liên minh châu Âu. HNKTQT diễn ra ở cấp độ: toàn cầu, là sự hình thành các định chế kinh tế đa phương quan trọng, như: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); khu vực, là sự hình thành các tổ chức khu vực, liên khu vực, như: APEC, ASEAN, ASEM Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, .
đang nạp các trang xem trước