TAILIEUCHUNG - Vài nét về nhóm lao động di cư tự do nông thôn đô thị trong vai trò hỗ trợ kinh tế gia đình
Bài viết sử dụng số liệu khảo sát trong nghiên cứu “Giới và tiền chuyển về của lao động di cư”. Nghiên cứu này là một phần của Chương trình chung về Bình đẳng giới, được Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phối hợp thực hiện, với tài trợ của Quỹ. Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Tây Ban Nha. Tổng cục Thống kê (TCTK), với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) Việt Nam, đã chủ trì thực hiện nghiên cứu (MDG, 2012: 1). | Xã hội học số 2 (122), 2013 VÀI NÉT VỀ NHÓM LAO ĐỘNG DI CƯ TỰ DO NÔNG THÔNĐÔ THỊ TRONG VAI TRÒ HỖ TRỢ KINH TẾ GIA ĐÌNH TRẦN NGUYỆT MINH THU* Đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra với tốc độ cao và di cư là yếu tố quan trọng nhất, đóng góp 57% vào tăng trưởng dân số đô thị. Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng dân số khu vực đô thị sẽ đạt 2,91%/năm trong giai đoạn 2015-2050, và chỉ tăng 0,13%/năm ở khu vực nông thôn (UNDP, 2011: 35). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dân số nội thành tăng không chỉ do việc mở rộng nội đô mà còn do dòng di cư ngày càng mạnh mẽ từ nông thôn ra thành phố với nhiều nguyên nhân đa dạng và phức tạp, trong đó phần đông vì lý do kinh tế. Đối với đa số nông dân Việt Nam, cũng theo UNDP, 2011 thì di chuyển để tìm được việc làm phi nông nghiệp là một lựa chọn tất yếu, bởi khoảng cách thu nhập quá lớn giữa đô thị với nông thôn, và bởi sự bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp. Kỳ vọng chung cho những quyết định di cư kinh tế là một cuộc sống tốt hơn cho bản thân và gia đình. Bài viết sử dụng số liệu khảo sát trong nghiên cứu “Giới và tiền chuyển về của lao động di cư”. Nghiên cứu này là một phần của Chương trình chung về Bình đẳng giới, được Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phối hợp thực hiện, với tài trợ của Quỹ Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Tây Ban Nha. Tổng cục Thống kê (TCTK), với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) Việt Nam, đã chủ trì thực hiện nghiên cứu (MDG, 2012: 1). Quá trình khảo sát được thực hiện năm 2009 với địa bàn là ba phường thuộc ba quận nội thành Hà Nội. Đối tượng được phỏng vấn là hộ nhân khẩu đăng ký thường trú ở tỉnh, thành phố khác đến tạm trú có nơi cư trú không ổn định và làm ăn theo thời vụ1. Cỡ mẫu riêng cho nhóm này là 460 trường hợp nghiên cứu định lượng, 36 phỏng vấn sâu và 9 cuộc thảo luận nhóm. 1. Đặc điểm của nhóm lao động di cư tự do nông thôn-đô thị Di cư vì lý do kinh tế có những nét đặc trưng về giới, tuổi, học vấn, hôn nhân, nghề nghiệp. Nữ có xu hướng di cư ngày càng nhiều, .
đang nạp các trang xem trước