TAILIEUCHUNG - Sự bộc lộ của kháng nguyên p53, Her-2/neu, EMA, thụ thể Estrogen, Progesteron trong ung thư biểu mô tuyến bã ở mi mắt
Đề tài được tiến hành với mục tiêu nhằm xác định sự bộc lộ của các dấu ấn p53, Her-2/neu, EMA, thụ thể Estrogen, Progesteron và đánh giá mối liên quan giữa sự bộc lộ p53, Her-2/neu với độ biệt hóa của u. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 trường hợp đã được khẳng mặt mô bệnh học là ung thư biểu mô tuyến bã được nhuộm hóa mô miễn dịch với các dấu ấn p53,.Her-2/neu, EMA, ER và PR. Bệnh gặp nhiều hơn ở nữ giới với tỉ lệ nữ/nam là 2,7 và bệnh chủ yếu gặp ở người già với độ tuổi hay gặp nhất là từ 60-69 (36,6%). | NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỰ BỘC LỘ CỦA KHÁNG NGUYÊN P53, HER-2/NEU, EMA VÀ THỤ THỂ ESTROGEN, PROGESTERONE TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN BÃ Ở MI MẮT Hoàng Anh Tuấn*, Lê Đình Hòe**, Tạ Văn Tờ***, Nguyễn Văn Chủ*** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định sự bộc lộ của các dấu ấn p53, Her-2/neu, EMA, thụ thể Estrogen, Progesteron và đánh giá mối liên quan giữa sự bộc lộ p53, Her-2/neu với độ biệt hóa của u. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 trường hợp đã được khẳng định về mặt mô bệnh học là ung thư biểu mô tuyến bã được nhuộm hóa mô miễn dịch với các dấu ấn p53, Her-2/neu, EMA, ER và PR. Kết quả: Bệnh gặp nhiều hơn ở nữ giới với tỉ lệ nữ/nam là 2,7 và bệnh chủ yếu gặp ở người già với độ tuổi hay gặp nhất là từ 60 - 69 (36,6%). Về mặt mô bệnh học, thành phần biệt hóa vừa là loại hay gặp nhất với tỉ lệ 56,6%, tiếp theo là loại biệt hóa cao (26,7%) và ít gặp nhất là loại kém biệt hóa (16,7%). Tỉ lệ dương tính với p53, Her-2/neu, EMA, ER và PR tương ứng là 56,7%, 73,3%, 100%, 10% và 13,3%. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự bộc lộ của các dấu ấn miễn dịch p53, Her-2/neu đều ở mức cao và ngược lại tỉ lệ dương tính với ER và PR lại thấp. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự bộc lộ của p53 và Her-2/neu giữa các độ biệt hóa u. Từ khóa: Ung thư biểu mô tuyến bã mi mắt, hóa mô miễn dịch. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư biểu mô tuyến bã (UTBMTB) là một u ác tính, chủ yếu gặp ở vùng quanh hốc mắt, đặc biệt là ở mi mắt [8]. U có thể xâm lấn tại chỗ, di căn hạch vùng hoặc thậm chí di căn xa. Hầu hết, các nghiên cứu về UTBMTB ở mi mắt đều cho thấy bệnh gặp ở nữ nhiều hơn ở nam với tỉ lệ từ 1,4 đến 2,8 [2], [7], [10] và người ta cũng chưa biết được tại sao UTBMTB lại hay gặp ở nữ hơn ở nam giới. Liệu hormon giới tính có vai trò ảnh Khoa Xét nghiệm tổng hợp, Bệnh viện Mắt Trung ương Bộ môn Giải phẫu bệnh, Trường Đại học Y Hà Nội *** Khoa Giải phẫu bệnh tế bào, Bệnh viện K * ** hưởng tới sự phát triển của u hay không và các tế bào tuyến bã ở mi mắt có là tế bào đích
đang nạp các trang xem trước