TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu gây trồng một số loài cây bản địa phòng chống sạt lở ven sông rạch ở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung bài viết trình bày tình trạng sạt lở bờ sông, kênh rạch ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, diễn ra ngày càng phổ biến và mức độ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân và sản xuất nông nghiệp. Chi phí đầu tư các giải pháp công trình bảo vệ và phòng chống sạt lở rất lớn nhưng hiệu quả khá hạn chế và thiếu tính bền vững (Nguyễn Sơn Thụy, 2007). Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật trồng cây phòng chống sạt lở nếu thực hiện đồng bộ từ khâu chọn loài, chọn lập địa trồng và giải pháp bảo vệ cây trồng thích hợp thì khả năng thành công rất cao. | Tạp chí KHLN Chuyên san/2017 (92 - 104) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: NGHIÊN CỨU GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ VEN SÔNG RẠCH Ở HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Kiều Tuấn Đạt, Võ Trung Kiên Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ TÓM TẮT Từ khóa: Cây bản địa, sạt lở ven sông rạch, trồng rừng phòng hộ Tình trạng sạt lở bờ sông, kênh rạch ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, diễn ra ngày càng phổ biến và mức độ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân và sản xuất nông nghiệp. Chi phí đầu tư các giải pháp công trình bảo vệ và phòng chống sạt lở rất lớn nhưng hiệu quả khá hạn chế và thiếu tính bền vững (Nguyễn Sơn Thụy, 2007). Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật trồng cây phòng chống sạt lở nếu thực hiện đồng bộ từ khâu chọn loài, chọn lập địa trồng và giải pháp bảo vệ cây trồng thích hợp thì khả năng thành công rất cao. Các giải pháp này sẽ giúp giảm đáng kể chi phí đầu tư so với các giải pháp công trình, đồng thời tạo được cảnh quan xanh ven sông rạch, cải thiện môi trường, đa dạng sinh học thực vật và tạo sự bền vững lâu dài (. Chan, 2003). Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Hệ thực vật ven sông rạch ở đây khá đa dạng và phong phú có 19 loài chủ yếu thuộc 18 họ, bao gồm thực vật nước ngọt, thực vật nước lợ và các loài cây ngập mặn thực sự; (ii) Điều kiện đất đai ở khu vực nghiên cứu là loại đất ngập lợ với độ mặn thấp, thành phần dinh dưỡng nghèo và chịu tác động của biên độ ngập triều rất lớn, dòng chảy mạnh và sóng động lực sông có tác động rất mạnh mẽ đến cây trồng; (iii) Hiệu quả của hàng rào cản sóng không phát huy tác dụng, nhưng hệ thống cọc đỡ bằng cừ tràm có tác dụng rất tốt để bảo vệ cây mới trồng; (iv) Sau 2 năm mô hình thí nghiệm, đai rừng đa tầng tán được hình thành và phát triển tốt, có tác dụng lớn trong việc tạo bồi lắng và hạn chế được sạt lở; (v) Mô hình và giải pháp kỹ thuật trồng cây phòng chống sạt lở ven sông rạch có thể nhân rộng là Mù u + Dái ngựa
đang nạp các trang xem trước