TAILIEUCHUNG - Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk (Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế)
Huyện Krông Bông có đầy đủ thế mạnh để phát triển nông - lâm nghiệp như: Địa hình núi cao, đồi, cao nguyên và đồng bằng nhỏ hẹp, khí hậu cận xích đạo phân hóa thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt, lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 86 đơn vị cảnh quan phù hợp với năm loại cây trồng chính đó là: Lúa nước, ngô, cà phê, sâu riêng và trồng rừng. Từ kết quả nghiên cứu này chúng tôi đã thành lập được bản đồ đề xuất quy hoạch sản xuất nông – nghiệp ở huyện Krông Bông phục vụ cho việc bố trí cây trồng hợp lí mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường. | Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk (Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế) ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐẮK LẮK NGUYỄN THÁM1, NGUYỄN VĂN THỊNH2,* 1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 2 Học viên cao học Trường Đại học Sư phạm Huế * Email: nguyenvanthinhthd1704@ Tóm tắt: Huyện Krông Bông có đầy đủ thế mạnh để phát triển nông - lâm nghiệp như: Địa hình núi cao, đồi, cao nguyên và đồng bằng nhỏ hẹp, khí hậu cận xích đạo phân hóa thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt, lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 86 đơn vị cảnh quan phù hợp với năm loại cây trồng chính đó là: Lúa nước, ngô, cà phê, sâu riêng và trồng rừng. Từ kết quả nghiên cứu này chúng tôi đã thành lập được bản đồ đề xuất quy hoạch sản xuất nông – nghiệp ở huyện Krông Bông phục vụ cho việc bố trí cây trồng hợp lí mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường. Từ khóa: Phát triển nông-lâm nghiệp, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Huyện Krông Bông nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk với đặc điểm tự nhiên và tài nguyên khá đa dạng. Tuy nhiên hiện nay huyện Krông Bông vẫn là một huyện nghèo nhất tỉnh, thu nhâp bình quân/người (GDP/năm) năm 2018 của người dân trong huyện mới chỉ đạt 21,42 triệu đ/người [3]. Do việc sản xuất manh muốn không theo quy hoạch, phụ thuộc vào tự nhiên, thiếu vốn đầu tư, trình độ dân trí thấp. Cơ sở hạ tầng yếu kém, nhất là giao thông vận tải, tỉnh lộ 12 là tuyến đường huyết mạch của huyện đã hư hỏng nặng nhưng không được đầu tư sửa chữa kịp thời nên trở thành nút thắt kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhằm phát huy thế mạnh về từ nhiên sẵn có của huyện cần có nhiều giải pháp tổng thể và cần có thời gian để thực hiện, một trong những giải pháp cấp thiết đó là nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển nông
đang nạp các trang xem trước