TAILIEUCHUNG - Tóm lược khuyến nghị chính sách năng suất lao động nông nghiệp và vai trò của khu vực tư nhân
Nôi dung bài viết trình bày tập trung vào các vấn đề sau: Thực trạng năng suất lao động nông nghiệp nông thôn Việt Nam hiện nay; vai trò của khu vực tư nhân trong thúc đẩy tăng năng suất lao động nông nghiệp; định hướng chính sách, giải pháp thu hút đầu tư tư nhân, nâng cao năng suất lao động nông nghiệp. . | Tóm lược Chính sách TÓM LƯỢC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam tính theo GDP bình quân một lao động nông nghiệp thuộc nhóm thấp và đang giảm ở châu Á - Thái Bình Dương, bằng 1/16 Ma-lai-xia và 2/5 Thái Lan. Doanh nghiệp nông nghiệp được coi là lực lượng dẫn dắt các chuỗi giá trị nông nghiệp và tạo hiệu ứng lan tỏa cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhìn từ góc độ nâng cao NSLĐ nông nghiệp, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng cả trong tạo việc làm và nâng cao giá trị gia tăng ngành. Vấn đề việc làm có ý nghĩa to lớn đối với đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Ở nông thôn, tình trạng thiếu việc làm do diện tích đất canh tác bình quân một lao động thấp cộng với tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp, nguồn vốn hạn chế, trình độ dân trí thấp, không có khả năng tự tạo việc làm, cơ cấu kinh tế lạc hậu, thu nhập thấp. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn là đòi hỏi rất cấp bách. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP của cả nước giảm dần, từ 38,1% năm 1986 xuống 24,5% năm 2000 và 15,3% vào năm 2017 (GSO, 2018). Công nghiệp hóa, đô NỘI DUNG: 1. Thực trạng NSLĐ nông nghiệp nông thôn Việt Nam hiện nay 2. Vai trò của khu vực tư nhân trong thúc đẩy tăng NSLĐ nông nghiệp 3. Định hướng chính sách, giải pháp thu hút đầu tư tư nhân, nâng cao NSLĐ nông nghiệp thị hóa diễn ra mạnh mẽ khiến cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhất là ở những vùng nông thôn ven đô, thị xã, thị trấn, hai bên trục đường giao thông Trong khi đó, chuyển dịch cơ cấu lao động chưa theo kịp sự thay đổi cơ cấu kinh tế. Năm 2017, vẫn còn 40,3% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, càng làm cho sức ép do thiếu việc làm toàn thời gian trong nông nghiệp thêm gay gắt. Các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn vẫn chậm phát triển, cơ hội tìm được việc làm ngoài .
đang nạp các trang xem trước