TAILIEUCHUNG - Kết quả tuyển chọn giống mía khonkaen 3 tại vùng Tây Nam Bộ
Đề tài được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu tuyển chọn giống mía cho vùng Tây Nam bộ được thực hiện tại tỉnh Long An và Sóc Trăng. Khảo nghiệm cơ bản được tiến hành từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 12 năm 2013 với chu kỳ 2 vụ (vụ tơ và vụ gốc I). Khảo nghiệm được bố trí kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần lặp lại, giống đối chứng K84-200 (tại Long An) và VĐ86-368 (tại Sóc Trăng). Các giống triển vọng được đánh giá ở khảo nghiệm sản xuất tại Long An từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 (vụ tơ). Kết quả cho thấy giống mía Khonkaen 3 là giống triển vọng nhất và thích hợp với điều kiện phèn, phèn mặn tại tỉnh Long An và Sóc Trăng. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG MÍA KHONKAEN 3 TẠI VÙNG TÂY NAM BỘ Nguyễn Đức Quang, Lê Thị Thường, Nguyễn Thị Bạch Mai Nguyễn Cương Quyết, Võ Mạnh Hùng và CTV TÓM TẮT Nghiên cứu tuyển chọn giống mía cho vùng Tây Nam bộ được thực hiện tại tỉnh Long An và Sóc Trăng. Khảo nghiệm cơ bản được tiến hành từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 12 năm 2013 với chu kỳ 2 vụ (vụ tơ và vụ gốc I). Khảo nghiệm được bố trí kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần lặp lại, giống đối chứng K84-200 (tại Long An) và VĐ86-368 (tại Sóc Trăng). Các giống triển vọng được đánh giá ở khảo nghiệm sản xuất tại Long An từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 (vụ tơ). Kết quả cho thấy giống mía Khonkaen 3 là giống triển vọng nhất và thích hợp với điều kiện phèn, phèn mặn tại tỉnh Long An và Sóc Trăng. Năng suất mía đạt trên 160 tấn/ha, chữ đường từ 11,47 đến 12,74 CCS, năng suất quy 10 CCS vượt giống đối chứng trên 45%. Từ khóa: Tuyển chọn giống, hàm lượng đường (CCS), năng suất mía, khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tây Nam bộ là một trong những vùng mía trọng điểm của cả nước. Vụ mía 2014/2015 diện tích mía trong vùng khoảng ha, chủ yếu tập trung tại 3 tỉnh Long An, Sóc Trăng và Hậu Giang ( ha), là vùng mía có năng suất cao nhất nước (năng suất trung bình đạt 85,70 tấn/ha, trong khi cả nước chỉ đạt 65,3 tấn/ha). Tuy nhiên, ngưỡng năng suất này vẫn còn thấp hơn nhiều so với tiềm năng của toàn vùng (103 tấn/ha - Bộ NN & PTNT, 2015; Cơ quan Phát triển Pháp, 1999). Các nhà máy đường trong vùng nhìn chung chưa quy hoạch được vùng mía nguyên liệu cho mình, việc tiêu thụ mía nguyên liệu vẫn còn cạnh tranh nhau nhất là giai đoạn đầu vụ ép, dẫn đến giá cả bấp bênh, chất lượng mía nguyên liệu thấp, không ổn định, đặc biệt vẫn tồn tại phương thức mua mía xô qua thương lái nên không khuyến khích được nông dân trồng các giống mía chất lượng cao cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng mía, dẫn đến .
đang nạp các trang xem trước