TAILIEUCHUNG - Một số tiến bộ kỹ thuật nổi bật thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên thực hiện nghiên cứu này nhằm đáp ứng với nhu cầu ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc thiếu nước tưới trong mùa khô nhằm phát triển nông nghiệp bền vững hơn cho vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã thực hiện nhiều nhiệm vụ KHCN trong đó tập trung vào các hướng giải pháp về giống, tưới nước tiết kiệm và canh tác tổng hợp | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai MỘT SỐ TIẾN BỘ KỸ THUẬT NỔI BẬT THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước, Tây Nguyên và Đông Nam bộ có điều kiện tự nhiên khá tương đồng về đất đai, khí hậu và vì vậy cũng tương đồng về các loại cây trồng chính. Các cây trồng có giá trị kinh tế cao của hai vùng này có thể kể đến là: cà phê, hồ tiêu, ca cao, điều, bơ . Đây là những cây trồng đã góp phần lớn trong việc tạo ra nông sản và đem lại nguồn kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho Việt Nam. Ba loại cây trồng có đóng góp lớn nhất là: cà phê, hồ tiêu, điều. Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2015, diện tích cà phê của cả hai vùng là khoảng 645 ngàn ha, chiếm 98% diện tích cả nước với kim ngạch xuất khẩu là 2,6 tỷ USD, hồ tiêu là 332 ngàn ha, chiếm hơn 96% với kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,2 tỷ USD, điều là 277 ngàn ha, chiếm gần 95% với kim ngạch xuất khẩu khoảng 2,3 tỷ USD (Cục Trồng trọt và Trung tâm Tin học và Thống kê - Bộ NN và PTNT, 2016). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên phải đối diện nhiều vấn đề như giá cả bấp bênh, giá nhân công và vật tư đầu vào tăng, đặc biệt là những các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như hạn hán, điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Trong thực tế, việc phân bố lượng mưa không đều, tổng lượng mưa năm sụt giảm, các điều kiện khí hậu khắc nghiệt gia tăng trong mùa khô đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp bền vững ở Tây Nguyên, đặc biệt là đối với cây cà phê. Ảnh hưởng rõ nét nhất là hiện tượng mùa mưa kết thúc sớm làm cho cây cà phê phân hóa mầm hoa sớm, kết hợp với các cơn mưa muộn làm cho cây cà phê nở hoa sớm và không tập trung ảnh hưởng đến năng suất và kéo dài mùa khô. Thêm vào đó, tình hình hạn hán, thiếu nước tưới cho cà phê trong mùa khô ngày càng trở nên nghiêm .
đang nạp các trang xem trước