TAILIEUCHUNG - Giáo trình Cây lương thực: Phần 2

Nối tiếp phần 1, phần 2 sách gồm: Chương 5. Đặc điểm sinh học và sinh thái của cây bắp; chương 6. Kỹ thuật trồng bắp; chương 7. Cây khoai lang và phần thực hành gồm 6 bài. Bộ giáo trình này là tài liệu giảng dạy của giảng viên và là tài liệu học tập của sinh viên ngành Trồng trọt, bậc Cao Đẳng, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho bạn đọc quan tâm đến vấn đề Trồng trọt ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. | Chƣơng 5. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI CỦA CÂY BẮP (6 tiết) Mục tiêu: - Về kiến thức Sau khi học xong chƣơng 4, sinh viên xác định đặc điểm sinh học và sinh thái của cây bắp, xác định các loại rễ bắp, quá trình phát triển rễ, thân lá và nhu câu đối với ngoại cảnh của cây bắp để tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trồng bắp. - Về kỹ năng: Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng xác định đƣợc giá trị dinh dƣỡng, giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cây bắp. Tình hình sản xuất bắp trên thế giới và trong nƣớc, nguồn gốc và phân loại cây bắp. - Về thái độ: Trung thực, chăm chỉ, coi trọng kiến thức về đặc điểm sinh học và sinh thái của cây bắp - Tóm tắt nội dung của chƣơng 4: Các loại rễ bắp và đặc điểm phát triển của rễ, thân, lá bắp. Cấu tạo và quá trình phát triển của hoa bắp. Đặc điểm của quá trình thụ phấn thụ tinh, sự phát triển của hạt bắp. Các thời kỳ sinh trƣởng phát triển của cây bắp và nhu cầu sinh thái của cây bắp . ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY BẮP . Rễ a. Các loại rễ bắp: Rễ là cơ quan hút nƣớc và hút dinh dƣỡng trong đất phục vụ cho quá trình sống của cây, giúp cho cây bám chặt vào đất và đứng vững hơn. Do đó bộ rễ cây bắp phát triển mạnh sẽ thuận lợi cho quá trình hút nƣớc và dinh dƣỡng, tăng khả năng chống đổ cho cây. Căn cứ vào vị trí xuất hiện, thời kỳ phát sinh và chức năng của rễ, có thể phân hệ thống rễ bắp thành các loại sau : - Rễ mầm (rễ tạm thời): Khi hạt bắp nẩy mầm, từ phôi mọc ra một rễ mầm chính. Sau khi xuất hiện 10 ÷ 12 giờ, trên rễ mầm chính mọc thêm 2 ÷ 5 rễ mầm phụ. Chức năng chính của rễ mầm là hút nƣớc cung cấp cho quá trình nẩy mầm (dinh dƣỡng ở giai đoạn từ nẩy mầm đến ba lá sử dụng chất dinh dƣỡng dự trữ có sẵn trong nội nhũ). Rễ mầm chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (15 ÷ 20 ngày sau khi mọc) đến lúc cây bắp có 4 ÷ 5 lá thi teo đi. Tuy là rễ tạm thời nhung rễ mầm đóng vai trò quan trọng, nếu rễ mầm vì một lý do nào đó bị chết sớm sẽ gây ảnh hƣởng xấu đến giai đoạn cây con làm cho cây sinh trƣởng kém,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.