TAILIEUCHUNG - Ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng giống cam Sành không hạt LĐ6 tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Thí nghiệm được tiến hành trong hai năm 2016 và 2017 tại thôn 5, xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Kết quả nghiên cứu cho thấy gốc ghép có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây ghép giống cam Sành không hạt LĐ6. Khi ghép trên gốc ghép chanh Volca cây có khả năng sinh trưởng tốt hơn trên gốc ghép cam Mật với chiều cao cây đạt 235,2 cm và đường kính gốc đạt 4,16 cm. | Trần Minh Quân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 135 - 140 ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG CAM SÀNH KHÔNG HẠT LĐ6 TẠI HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI Trần Minh Quân1, Nguyễn Minh Tuấn1, Đào Thị Thanh Huyền1, Lê Thị Thu Hiền2 1 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái 2 TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành trong hai năm 2016 và 2017 tại thôn 5, xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Kết quả nghiên cứu cho thấy gốc ghép có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây ghép giống cam Sành không hạt LĐ6. Khi ghép trên gốc ghép chanh Volca cây có khả năng sinh trưởng tốt hơn trên gốc ghép cam Mật với chiều cao cây đạt 235,2 cm và đường kính gốc đạt 4,16 cm. Cam sành không hạt LĐ6 trên gốc ghép chanh Volca có các chỉ tiêu về số quả trên cây, khối lượng trung bình quả, năng suất, số múi trên quả cao hơn khi ghép trên gốc cam Mật. Trên cả 02 loại gốc ghép chanh Volca và gốc ghép cam Mật của giống cam Sành không hạt LĐ6 đều bị sâu vẽ bùa, rệp và bệnh loét gây ra nhưng ở mức độ nhẹ và trung bình. Từ khóa: Cam sành không hạt LĐ6, gốc ghép, sinh trưởng, phát triển, chất lượng, Lục Yên, Yên Bái ĐẶT VẤN ĐỀ* Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc, được chia thành 9 huyện, thị xã, thành phố; nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp. Cây cam Sành gắn liền với người dân huyện Lục Yên từ nhiều năm nay mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ dân ở các xã Khánh Hòa, Mường Lai, thị trấn Yên Thế, Tân Lĩnh. Năm 2016 tổng diện tích cây ăn quả có múi cam, quýt toàn tỉnh là ha trong đó huyện Lục Yên chiếm diện tích 463 ha, chủ yếu là cam Sành [1]. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây diện tích cam Sành đã giảm mạnh, năng suất thấp, chất lượng không cao, do giống cam Sành địa phương vị chua, nhiều hạt (số hạt/quả 20 - 30 hạt) do vậy quả cam Sành chỉ có thể tiêu thụ nội địa với số lượng hạn chế. Trong thời gian qua Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã tạo ra giống cam .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.