TAILIEUCHUNG - Một số vấn đề về kinh tế cửa khẩu ở nước ta hiện nay
Phát triển kinh tế cửa khẩu là một trong những nhiệm vụ và xu thế tất yếu mà Việt Nam đã, đang và sẽ phải làm để đẩy mạnh tiến trình CNH – HĐH đất nước. Do vậy, việc nghiên cứu cơ sở lí luận (khái niệm, đặc trưng, vai trò, ), đi sâu tìm hiểu thực trạng các khu kinh tế cửa khẩu cũng như đề xuất các giải pháp nhằm tận dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có ở vùng biên giới là những vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay. | Một số vấn đề về kinh tế cửa khẩu ở nước ta hiện nay Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 15 năm 2008 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ CỬA KHẨU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Nguyễn Minh Hiếu* 1. Đặt vấn đề Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu hết sức to lớn, trong đó không thể không đề cập đến sự đóng góp quan trọng của kinh tế cửa khẩu (KTCK) – xu thế phát triển tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Ở Việt Nam, KTCK là một hoạt động có từ lâu nhưng quy mô và tầm ảnh hưởng to lớn của nó chỉ mới thể hiện rõ nét trong vài năm gần đây. Một điều dễ thấy là muốn phát triển kinh tế, khơi dậy các tiềm năng to lớn của các tỉnh biên giới, thu hút những nguồn lực trong và ngoài nước, nâng cao đời sống văn hoá - xã hội - môi trường cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng biên giới, rút ngắn khoảng cách phát triển của các vùng trong cả nước con đường hiệu quả nhất lúc này là đẩy mạnh giao lưu cửa khẩu ở cả ba miền với ba nước có chung đường biên giới trên đất liền với Việt Nam là Trung Quốc, Lào và Campuchia. Những thành quả đạt được của KTCK trong thời gian vừa qua là biểu hiện thành công của chủ trương đúng đắn trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước, vừa khẳng định sức bật kinh tế ở các địa phương vùng biên, nhưng đồng thời cũng là hậu quả của sự phát triển chủ quan, cân nhắc chưa đầy đủ, bằng chứng là một thời gian dài chúng ta chưa chú trọng đầu tư phát triển vùng biên giới. Do vậy, bên cạnh các khu KTCK hoạt động hiệu quả, còn không ít các nguồn lực tại các cửa khẩu sử dụng chưa hợp lí nếu không nói là kém hiệu quả. Vấn đề trên nhất thiết phải được nghiên cứu nhất là khi quan hệ kinh tế – xã hội giữa Việt Nam và các nước láng giềng đã có những bước phát triển mới, đòi hỏi phải có mô hình kinh tế phù hợp nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh kinh tế của các nước thông qua cửa khẩu biên giới. Trong bài viết này, chúng tôi .
đang nạp các trang xem trước