TAILIEUCHUNG - Về ẩn dụ khái niệm trong thơ của một số tác giả trong phong trào thơ mới
Việc tìm hiểu phong cách ngôn ngữ, dĩ nhiên là phải theo một trình tự từ thống kê đối chiếu những tư liệu, những dẫn chứng đến so sánh, đối chiếu Nhưng như thế cũng chưa đủ, mà từ những tư liệu ngôn ngữ ấy nó phải được khái quát thành những khái niệm và những khái niệm ngôn ngữ phải được liên kết thành từng hệ thống, từng chỉnh thể ở mỗi tác giả thi ca. Nhận thức được vai trò và vị trí của ẩn dụ khái niệm trong thơ ca, chúng tôi tập trung cách hình dung khái niệm này đưa vào khảo sát tìm hiểu phong cách ngôn ngữ thơ của một số tác giả, để từ đó có thể nêu lên một cách nhìn mới về định danh phong cách ngôn ngữ thi ca. | Về ẩn dụ khái niệm trong thơ của một số tác giả trong phong trào thơ mới Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 11 năm 2007 VỀ ẨN DỤ KHÁI NIỆM TRONG THƠ CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ PHONG TRÀO THƠ MỚI NGUYỄN VĂN ĐỨC * 1. Nhận diện phong cách ngôn ngữ tác giả là một vấn đề liên quan đến nhiều yếu tố như : cấu trúc ngôn ngữ, cách hình thành các hình ảnh, khái niệm ngôn ngữ thơ ca Cách tri nhận thế giới hiện thực bằng tri giác, bằng cách nhìn và thế giới đến lượt nó, được con người cảm nhận và lựa chọn diễn đạt theo lăng kính được kiến tạo trong quá trình tiếp xúc giao tiếp có tính chất xã hội. Việc tìm hiểu phong cách ngôn ngữ, dĩ nhiên là phải theo một trình tự từ thống kê đối chiếu những tư liệu, những dẫn chứng đến so sánh, đối chiếu Nhưng như thế cũng chưa đủ, mà từ những tư liệu ngôn ngữ ấy nó phải được khái quát thành những khái niệm và những khái niệm ngôn ngữ phải được liên kết thành từng hệ thống, từng chỉnh thể ở mỗi tác giả thi ca. Nhận thức được vai trò và vị trí của ẩn dụ khái niệm trong thơ ca, chúng tôi tập trung cách hình dung khái niệm này đưa vào khảo sát tìm hiểu phong cách ngôn ngữ thơ của một số tác giả, để từ đó có thể nêu lên một cách nhìn mới về định danh phong cách ngôn ngữ thi ca. 2. Nhận diện ngôn ngữ thơ theo cách nhìn ẩn dụ khái niệm, hay ẩn dụ mệnh đề, là một cách khảo sát có thể sẽ phân biệt được sự khác nhau về phong cách ngôn ngữ giữa Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên. Thực vậy, với từ “bóng”, Huy Cận có khuynh hướng ưa dùng các từ ngữ ẩn dụ như : bóng chân mây, bóng xế, bóng mi người Sự lựa chọn từ ngữ ẩn dụ theo cảm xúc cá nhân của tác giả, chắc chắn được hình thành từ gốc rễ sâu xa trong tiềm thức cá nhân. Những cảnh quan trời rộng sông dài của quê hương đã in đậm trong tơ tưởng của nhà thơ, và chính những cảm xúc ấy giúp nhà thơ Huy Cận mở rộng nội hàm của các khái niệm miêu tả. Cùng một đối tượng,
đang nạp các trang xem trước