TAILIEUCHUNG - Thiết kế một số công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học môn Địa lí lớp 10 trung học phổ thông
Bài viết tập trung vào 3 vấn đề chính: 1. Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong học tập địa lí; 2. Các tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học địa lí lớp 10; 3. Các công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Địa lí 10 THPT. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 93-102 This paper is available online at DOI: THIẾT KẾ MỘT SỐ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Đào Thị Bích Ngọc Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Kiểm tra, đánh giá là một thành phần quan trọng của quá trình dạy học, có tác động lớn đến việc nâng cao chất lượng dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá khách quan, nghiêm túc, đúng hướng sẽ là động lực mạnh mẽ khích lệ sự vươn lên của học sinh trong học tập. Bài viết tập trung vào 3 vấn đề chính: 1. Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong học tập địa lí; 2. Các tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học địa lí lớp 10; 3. Các công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Địa lí 10 THPT. Từ khóa: Công cụ đánh giá, năng lực giải quyết vấn đề, dạy học Địa lí lớp 10. 1. Mở đầu Năng lực giải quyết vấn đề (NL GQVĐ) là một năng lực chung của giáo dục phổ thông nhưng đồngthời cũng là một năng lực đặc thù của môn Địa lí. Trên thế giới gần đây đã có một số tổ chức quan tâm đến đánh giá NL GQVĐ. Năm 2003, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã thực hiện chương trình đánh giá học sinh (HS) phổ thông quốc tế PISA [1], tiến hành với HS ở lứa tuổi 15, không kiểm tra trực tiếp nội dung chương trình học mà tập trung đánh giá năng lực vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống đặt ra trong thực tiễn. Trên cơ sở mô hình giải toán của G. Polya [2], cục đánh giá học sinh của các trường công lập tại chicago, Hoa Kỳ (1987) đã thiết lập thang đo NL GQVĐ [3]. Sử dụng mô hình thuyết đáp ứng câu hỏi đa chiều (IRT), tác giả [4] đã thiết kế khung đánh giá NL GQVĐ của học sinh. Năm 2011 các tác giả , Quek, , , Tay đã xây dựng thang đo dùng để đánh giá NL GQVĐ, chấm điểm NL GQVĐ [5]. Năm 2013, Dự án đánh giá và giảng .
đang nạp các trang xem trước