TAILIEUCHUNG - Thử nghiệm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngập lụt khu vực hạ lưu sông Lam

Bài báo giới thiệu một số kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến ngập lụt ở khu vực hạ lưu lưu vực sông Lam. Nhằm mô phỏng tình trạng ngập lụt trong khu vực nghiên cứu, mô hình thủy lực kết nối 1-2 chiều mike flood đã được xây dựng với các biên dòng chảy là kết quả mô phỏng từ mưa sử dụng mô hình Mike NAM. Hiện trạng ngập lụt trong khu vực hạ lưu đã được tái hiện thông qua tổ hợp các kết quả mô phỏng ngập lụt từ 3 trận lũ lịch sử (1978, 1988, 2010). | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGẬP LỤT KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG LAM . Nguyễn Thanh Sơn, . Trần Ngọc Anh, ThS. Đặng Đình Khá Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội ThS. Nguyễn Xuân Tiến - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ CN. Lê Viết Thìn - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu B ài báo giới thiệu một số kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến ngập lụt ở khu vực hạ lưu lưu vực sông Lam. Nhằm mô phỏng tình trạng ngập lụt trong khu vực nghiên cứu, mô hình thủy lực kết nối 1-2 chiều Mike Flood đã được xây dựng với các biên dòng chảy là kết quả mô phỏng từ mưa sử dụng mô hình Mike NAM. Hiện trạng ngập lụt trong khu vực hạ lưu đã được tái hiện thông qua tổ hợp các kết quả mô phỏng ngập lụt từ 3 trận lũ lịch sử (1978, 1988, 2010). Trên cơ sở kịch bản phát thải trung bình đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến nghị, sự biến đổi lượng mưa ba tháng lớn nhất trên khu vực Bắc Trung Bộ và mực nước biển dâng tương ứng tại Cửa Hội đã được sử dụng làm kịch bản biên đầu vào cho hệ thống mô hình đã xây dựng tương ứng với các trận mưa điển hình lựa chọn mô phỏng tình hình ngập lụt tại khu vực hạ lưu lưu vực sông Lam. Kết quả tổ hợp bản đồ ngập lụt tương ứng sẽ cung cấp các mô tả về ngập lụt ở khu vực nghiên cứu trong điều kiện BĐKH và trên cơ sở đó so sánh với bản đồ hiện trạng nhằm xác định các tác động của BĐKH đến diện tích ngập lụt, độ sâu ngập lụt và thời gian ngập lụt. 1. Mở đầu Đối với nghiên cứu tác động của BĐKH đến vấn đề ngập lụt, thông thường có 2 yếu tố được nhấn mạnh đó là sự gia tăng lượng mưa và nước biển dâng (NBD). Các kịch bản về NBD đã được xây dựng cho các vùng biển khác nhau với các mốc thời gian trong tương lai theo các kịch bản BĐKH, và trong nhiều trường hợp có thể sử dụng trực tiếp làm biên đầu vào cho mô hình thủy lực. Riêng đối với việc đánh giá sự gia tăng lượng mưa ảnh hưởng đến ngập lụt bằng các mô hình thủy văn - thủy lực thì cần

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.