TAILIEUCHUNG - Tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp và đề xuất một số hoạt động giảm thiểu và thích ứng
Bài viết Tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp và đề xuất một số hoạt động giảm thiểu và thích ứng trình bày về tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp; những nỗ lực nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp; kế hoạch phòng tránh, khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp. | Hội thảo lần 1: "Xây dựng Kế hoạch phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ tác động do biến đổi khí hậu", Đồ Sơn, ngày 14-15/8/2008 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIẢM THIỂU VÀ THÍCH ỨNG Minh Thoa, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp TS. Phạm Mạnh Cường, Chuyên viên Cục Lâm nghiệp 1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp Giới thiệu chung về lĩnh vực lâm nghiệp Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù có vị trí kinh tế, xã hội và môi trường rất quan trọng, là một phần không thể tách rời khỏi nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. Hiện tại ngành lâm nghiệp quản lý sử dụng hơn một nửa lãnh thổ đất nước, liên quan trực tiếp đến đời sống của khoảng 25 triệu đồng bào, trong đó có 7 triệu đồng bào dân tộc thiểu số. Nói đến lâm nghiệp là nói đến rừng và nghề rừng. Lâm nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các khâu, từ trồng, chăm sóc, bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên đến khai thác, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, vv Rừng là yếu tố cơ bản của môi trường tự nhiên, góp phần quan trọng vào phát triển bền vững đất nước, vào sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và an ninh quốc phòng. Rừng đóng một vai trò không thể thiếu trong việc cung cấp các sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và xã hội, bảo vệ môi trường sống, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý bền vững cảnh quan và góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, tạo việc làm cho nhân dân, nhất là người dân miền núi, góp phần xoá đói giảm nghèo. Nếu như trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, rừng là căn cứ địa kháng chiến, là vành đai bảo vệ biên giới, thì trong công cuộc xây dựng đất nước, rừng là vành đai phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, là tư liệu sản xuất chính trong lâm nghiệp, là công cụ chống ô nhiễm, bảo vệ môi sinh, là nguồn sinh thủy cho sản xuất và phục vụ đời sống. Tài nguyên rừng ở Việt Nam rất phong phú đa dạng. Việt Nam có loài thực vật thuộc chi và 378 họ (30% trong số này là loài
đang nạp các trang xem trước