TAILIEUCHUNG - Ebook Độc học môi trường và sức khỏe con người (In lần thứ 3): Phần 2

Phần 2 cuốn sách "Độc học môi trường và sức khỏe con người" cung cấp cho người đọc các kiến thức: Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính, đánh giá độ an toàn, đánh giá nguy cơ của chất độc, ảnh hưởng của một số chất nguy hại tới sức khỏe con người. . | Chương IV CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘC TÍNH . BẢN CHẤT HÓA HỌC VÀ BẢN CHẤT LÝ HÓA CỦA CHÚNG Bản chất hóa chất và các đặc tính lý hóa của chúng sẽ xác định mức độ các hoạt tính sinh học. Các khí rất dễ dàng bị hấp thụ thông qua hệ thống hô hấp, đặc biệt là thông qua phổi để đi vào máu và các phản ứng của cơ thể đối với các chất khí này thường là phản ứng cục bộ (như đối với ôzôn) hay hệ thống (như đốt với các chất khí dùng gây mê). Hơi nước và các hạt bụi lỏng cũng có thể dễ dàng được hấp thụ từ hệ thống khí quản. Chúng có thể kết hợp với nước trong hệ thống khí quản và tạo ra những nguyên vật liệu cho phản ứng và gây nên những tổn thương cục bộ, như hơi formaldehyde, lưu huỳnh đi-ôxyt, ôxyt nitơ. Các hạt bụi có thể di chuyển đến phế nang và hạn chế sự trao đổi khí ở đây. Những hạt này bao gồm cả cacbon và silicat. Các hóa chất và ngay cả các vi sinh vật cũng có thể được hấp thụ vào các hạt bụi rồi đi vào cơ thể và gây ra những phản ứng mang tính cục bộ hay mang tính hệ thống. Các protein bị chuyển hóa trong hệ thống tiêu hóa và thông thường chúng mất hết hoạt tính. Có nhiều yếu tố quyết định tác hại của các độc chất đối với cơ thể: Cấu trúc hóa học Theo Lazarev, cấu trúc hóa học quyết định tính chất lý hóa và hoạt tính hóa học của độc chất. Những tính chất trên lại quyết định hoạt tính sinh vật học của độc chất. 68 Visacscon đưa ra quy luật hoạt động các chất hóa học dựa vào cấu trúc hóa học: + Các hợp chất cacbonhydro có tính độc tăng tỷ lệ thuận với số nguyên tử carbon có trong phân tử, thí dụ: pental (5C) độc hơn bu tan (4C) Butylic (4C) độc hơn etylic (2C) + Trong những hợp chất có cùng số nguyên tố, những hợp chất chứa ít nguyên tử độc hơn các hợp chất chứa nhiều nguyên tử, thí dụ: Nitrit (NO2) độc hơn nitrat (NO3) oxyt Carbon (CO) độc hơn carbonic (CO2) + Khi nguyên tố halogen thay thế cho hyđro nhiều bao nhiêu trong các hợp chất hữu cơ thì độc tính tăng lên bấy nhiêu, thí dụ: Tetracloruacarbon (CCl4) độc hơn Chlorofoc (CHCl3) + Gốc nào (-NO2) và gốc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.